{A-Z}:Văn khấn tại đền bà chúa xứ. Cách cúng bà chúa xứ

Văn khấn tại đền bà chúa xứ là một phần quan trọng trong việc thực hiện lễ cúng tại chùa chúa xứ. Nghe đến bà chúa xứ, người người nhắc đến vùng đất An Giang – nơi toạ lạc miếu bà chúa xứ nổi tiếng. Tuy vậy, nhiều người lần đầu đi đền vẫn chưa có kinh nghiệm nên chuẩn bị những gì. Và tiếp theo, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà chia sẻ đến quý vị bạn đọc thông tin cần thiết về nghi lễ cúng chùa bà ngay bên dưới bài viết này

Văn khấn tại đền bà chúa xứ
Văn khấn tại đền bà chúa xứ

Contents

Nguồn gốc bà chúa xứ

Quý vị tín đồ có lên trên các trang thông tin truyền thông cũng biết rằng nhiều thông tin tồn tại về bà chúa xứ. Nhưng với thông tin về bà chúa xứ tại núi Sam rất nổi tiếng. Đặc biệt, các phiên bản khác nói về tồn tại bà chúa xứ lại là dị bản của nguồn gốc mà chúng tôi chia sẻ. Sở dĩ đây là địa điểm thu hút được nhiều du khách khắp cả nước về văn hoá tín ngưỡng cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua du lịch.

Một người địa phương đã kể lạ rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân độ thế. Tự xưng như vậy nên dân làng cũng bán tín bán nghi nhưng họ cũng phát 40 thanh niên lực lưỡng lên núi để kiểm tra có đúng trên núi có tượng Bà. Một sự việc khá bất ngờ là các thanh niên này không có cách nào xê dịch được tượng. Sau đó, cô gái lên đồng đã gợi ý chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được.

Quá trình khiêng xuống núi cũng không có gì phát sinh cho đến khi đứt dây khiêng tượng. Người dân cũng hiểu ý nên đã lập miếu thờ tại đây.

Cúng bà chúa xử ở đâu?

Theo như nguồn gốc về bà chúa xứ thì nơi cúng bà chúa sẽ toạ lạc chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Ngoài ra thắng cảnh ở đây vô cùng đẹp: Lưng miếu dựa vào núi và chánh điện hướng ra cánh đồng. Kiến trúc độc đáo với hình chữ ‘Quốc’ và có dạng hinh khối như bông sen đang nở. Một ngôi vừa linh thiêng vừa có phong cảnh đẹp kết hợp với kiến trúc nên đã đây sẽ là nơi lý tưởng để tổ chức cúng miếu bà

Cúng bà chúa xứ ở đâu
Cúng bà chúa xứ ở đâu

Đường đi đến chùa bà chúa xứ núi Sam

Lễ hội bà chúa xứ Châu Đốc được hình thành và được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm.

Châu Đốc là một thị xã nằm ở tỉnh An Giang thuộc ngã ba sông Hậu và Châu Đốc. Thị xã này có vị trí cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250km. Sự nổi tiếng cùng với công nghệ ngày càng phát triển nên du khách khắp nơi dễ dàng tìm đến miếu bằng nhiều cách.

-Chẳng hạn đón xe khác với điểm bắt đầu từ bến xe An Sương đến miếu bà.

-Thuê xe hợp đồng đến miếu bà chúa xứ.

-Đi bằng phương tiện cá nhân: Quý vị chỉ cần sử dụng điện thoại có tính năng cảm ứng, mở 4G/5G và dùng Google Map xác định điểm đến là đã được hướng dẫn đường đi cụ thể.

>>Các bài văn khấn khác<<:

[Hướng dẫn cúng]: Văn khấn tam toà thánh mẫu và cách cúng

[Cách cúng]: Văn khấn tứ phủ tại đền, phủ như thế nào?

Văn khấn ông Hoàng Bảy. Đường đi đền ông Hoàng Bảy A-Z

Văn khấn vong linh thai nhi. Cách cúng vong linh thai nhi

Đường đi đến chùa bà chúa xứ núi Sam
Đường đi đến chùa bà chúa xứ núi Sam

Cách cúng bà chúa xứ

Cách cúng vô cùng đơn giản, quý vị chỉ cần ghi nhớ như sau:

Bước 1: Xác định thời gian đi, có thể đến sớm hơn để nghỉ ngơi hoặc đến đúng ngày,… tuỳ nhu cầu mỗi người.

Bước 2: Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, thắp hương khấn và vái 3 lần.

Bước 3: Đọc bài khấn và xá 3 xá.

Sau khi đã thỉnh được lộc về nhà làm sau dưới đây:

  1. Thỉnh lộc bà chúa xứ lên một cái đĩa. Để 4 ly nước suối kế bên và lần lượt cầm lên từng ly (mục đích là cung nghinh và về cư gia). Sau đó là đổ nước 4 ly tương ứng 4 góc nhà.
  2. Đặt lộc này của bà chúa xứ lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm. Lưu ý là không nên đặt ở bàn thờ thổ công.
  3. Khi đã đặt lộc lên bàn thờ Quan Âm, gia chủ phải thực hiện đúng theo phong tục 9 ngày thay nước và 3 ngày thay trầu cau tươi 1 lần, không được để quá số ngày theo quy định này.
  4. Gia đình thường xuyên khấn vái để cầu xin sự phù hộ độ trì, che chở cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình.
  5. Nếu quý vị tín đồ muốn hoá lộc thì chọn ngày 23 âm lịch.

Nên mang lễ vật gì cúng bà chúa xứ?

  • Mâm trái cây ngũ quả
  • Hương, hoa tươi
  • Đèn cầy
  • Hũ gạo, hũ muối
  • Trà, rượu trắng
  • Bánh kẹo, trầu cau tươi
  • Xôi chè, bánh bao
  • Heo quay nguyên con (1 con)
Nên mang lễ vật gì cúng bà chúa xứ
Nên mang lễ vật gì cúng bà chúa xứ

Văn khấn tại đền bà chúa xứ

Nội dung bài khấn không quá dài. Nếu quý vị tín đồ hành lễ không nhớ thì nên in ra giấy để tiện lợi cho việc đọc bài khấn trong lễ cúng bà chúa xứ

“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: ……………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó). Hương tử con lễ bạc thâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”. 

Như vậy, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà đã chia sẻ về cách bước cần thiết để tín đồ tham gia hành lễ thực hiện đầy đủ và trọn vẹn. Bên cạnh là các dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói và quý khách chỉ cần liên hệ vào số HOTLINE 1900 3010 – để được tư vấn miễn phí và giao mâm cúng tận nơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *