[Chi tiết] Nội dung văn khấn mở cửa mả #chuẩn tâm linh Việt!

Cúng mở cửa mả là gì? Cách chuẩn bị lễ vật và văn khấn mở cửa mả như thế nào là đúng? Cần lưu ý những gì?… Có lẽ đây chính là thắc mắc của phần lớn quý bạn đọc khi đọc được bài viết này của dịch vụ đồ cúng Biên Hòa. Mỗi lễ cúng trong chuỗi các lễ cúng được gia đình thực hiện cho người mất điều mang những ý nghĩa riêng. Vì thế, chúng ta phải tìm hiểu và thực hiện chỉnh chu nhất.

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa – Chuyên dịch vụ mâm cúng trọn gói theo đúng yêu cầu của quý khách hàng tại TpHCM, Biên Hòa, Đồng Nai,…

Cúng mở cửa mả là gì?
Cúng mở cửa mả là gì?

Ý nghĩa của lễ cúng mở cửa mả

Mở cửa mả hay còn gọi là lễ cúng khai mộ cho người đã mất. Lễ cúng này có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam. Nghi lễ của lễ cúng này mang màu sắc của Nho giáo.

Đây là một nghi thức mang theo màu sắc của Nho giáo. Mở cửa mả hay còn được biết đến là nghi lễ khai mộ dành cho người đã mất. Đây là loại nghi lễ được thực hiện trước khi diễn ra các nghi thức khác của lễ tang.

Cho đến nay, lễ cúng này chỉ còn thực hiện ở vùng quê (chôn cất người mất theo kiểu truyền thống). Lễ cúng mở cửa mả mang ý nghĩa để giúp cho vong hồn người mất nhanh được siêu thoát. Vào thời điểm mở cửa mả, người mất sẽ nhận rằng mình không còn ở dương thế nữa.

Ngoài ra, lễ cúng này còn mang ý nghĩa quan trọng với gia đình người mất. Cụ thể: Gia đình cũng dần chấp nhận được sự mất mát, cầu chúc và niệm phật cầu siêu để vong linh nhanh siêu thoát. Cúng mở cửa mả là cách để gia đình bày tỏ lòng thành, tưởng nhớ đến người đã khuất.

Lễ cúng mở cửa mả được thực hiện khi nào?

Theo như tìm hiểu, lễ cúng mở cửa mả được thực hiện khi người mất được 3 ngày. Theo quan niệm tâm linh, đây chính là thời điểm để người mất nhận ra rằng mình đã không còn ở dương thế. Nếu không thực hiện lễ cúng này, vong linh sẽ mất phương hướng, lạc lối và không thể chuyển kiếp.

Cần chuẩn bị lễ vật gì trong lễ cúng mở cửa mả?

Đến đây sẽ có nhiều quý gia chủ thắc mắc, vậy cần chuẩn bị những gì trong mâm cúng mở cửa mả. Tùy theo vùng miền và truyền thống tín ngưỡng của gia đình việc chuẩn bị lễ vật ít nhiều có sự khác nhau. Cụ thể:

  • 4 đèn cầy hoặc nến
  • Vàng mã
  • Cái thang làm bằng bẹ chuối ( nam 7 bậc, nữ 9 bậc )
  • Cây mía lao để ngọn
  • Hoa tươi và ngũ quả
  • 3 ống trúc (1 đựng muối, 1 đựng gạo và 1 đựng nước có bịt nilon trên đầu)
  • 5 loại đậu khác nhau.
  • 2 đĩa xôi
  • 1 bộ tam sên
  • 7 cái chung
  • 1 bình trà
  • 1 xị rượu
  • 5 thẻ tre (vót nhọn 1 đầu)
  • 6 chén chè
  • 18 con chim để phóng sinh.
Văn khấn mở cửa mả
Văn khấn mở cửa mả

Cách sắp xếp lễ vật cúng

  • Cắm ba ống trúc vào dưới chân mộ, đặt phần uống dựa vào nhau và để phái trên bài vị.
  • Các lễ vật như xôi chè, hoa quả,… thì bố trí giống với các mâm cúng bình thường khác.
  • Tiến hành cắm thẻ tre có dán bài vị ngũ tôn thần vào các góc mộ người mất.
  • Thắp hương và vái lạy các mộ phần xung quanh, bày tỏ lòng thành và sự thành tâm.

Văn khấn mở cửa mả

Việc thực hiện lễ cúng mở cửa mả thường được gia đình mời các vị thầy, chư tăng về để trực tiếp tiến hành, không phải ai cũng thực hiện được. Do vậy, chỉ có các thầy cúng, các vị chư tăng mới biết được nội dung văn khấn mở cửa mả. Nội dung văn khấn này không được truyền rộng rãi ra bên ngoài như các loại văn khấn khác.

KẾT LUẬN:

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ vật và văn khấn mở cửa mả. Lễ cúng này mang ý nghĩa tâm linh quan trọng với người mất và các thành viên trong gia đình.

Nếu quý bạn đọc có nhu cầu đặt mâm cúng trọn gói rằm, mùng 1, cúng động thổ khai trương, đầy tháng thôi nôi,… có thể liên hệ về số hotline 19003010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm thông tin bổ ích tại:

[Chi tiết] Nội dung văn khấn cầu bình an tại nhà chuẩn ý nghĩa!

[Chi tiết] Nội dung văn khấn miếu, đình làng #chuẩn ý nghĩa

Xả tang là gì? [Giải đáp] 5+ Thắc mắc cần biết về lễ cúng xả tang!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *