[Hướng dẫn]: Cúng hoá vàng ngày tết Nhâm Dần chuẩn tâm linh

Cúng hoá vàng ngày tết là gì hay có ý nghĩa như thế nào thì rất ít người biết đến mặc dù đây là nghi thức khá phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán. Lễ hoá vàng trở nên trọn vẹn hơn khi quý bạn đọc hiểu được giá trị. Cũng vì lý do trên mà Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà rất muốn chia sẻ nhiều kiến thức nhằm tăng thêm không khí vui tươi trong dịp tết. Và bây giờ mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Cúng hoá vàng ngày tết
Cúng hoá vàng ngày tết

Contents

Cúng hoá vàng ngày tết 

Cúng hoá vàng trong các dịp lễ có ý nghĩa gửi tiền, vàng, bạc,… những vật có giá trị để gửi đến người cõi âm sử dụng.

Hoá vàng hay đốt vàng mã là nghi thức được du nhập từ bên Trung Quốc. Khi đến Việt Nam, kết hợp thêm tư duy ‘trần sao âm vậy’ và đó cũng là lý do chứng minh vì sao vàng mã ngày càng đa dạng. Bởi vì không thể đốt các vật dụng thật nên phải đốt giấy có vẻ bề ngoài tương tự với đồ thật như tiền, xe hơi, điện thoại,…

Thời gian cúng hoá vàng ngày tết Nhâm Dần

Tuỳ theo quan điểm văn hoá mỗi gia đình và vùng miền. Đêm giao thừa là lễ tiễn đưa quan Hành Khiển cũ và đón vị quan mới về. Đồng thời cũng là đón vị thần Táo Quân về nhà. Ngoài ra, để mời ông bà gia tiên về cùng con cháu sum hợp gia đình.

Do đó mùng 3 đến mùng 10 tết là lễ cúng để tiễn ông bà trở lại thế giới bên kia, đưa đi vào ngày nào tháng giêng âm lịch thì còn phụ thuộc nguyện vọng mỗi gia đình. Nhưng đa số, ngày lễ hóa vàng thường được cúng vào ngày mùng 3 âm lịch.

Thời gian hoá vàng ngày tết Nhâm Dần
Thời gian hoá vàng ngày tết Nhâm Dần

Ý nghĩa việc hoá vàng ngày tết

Theo quan điểm trần sao âm vậy, cũng thể hiện được tấm lòng của người ở lại muốn chia sẻ với người đã khuất. Cũng vì lo sợ người nhà ở thế giới bên kia thiếu thốn nên lễ hoá vàng là gửi gắm những gì cần thiết.

*Như vậy, nếu tính nghi thức hoá vàng vào đêm giao thừa có ý nghĩa.

  • Đối với thần linh: gửi đến táo quân bộ trang phục mới cùng với mũ chuồn. Với ngài Hành khiến mới nhận chức chỉ thoáng qua trước cửa nhà là để thể hiện tấm lòng tôn kính. Và với thổ công thì đó là mời tham dự tiệc chuyển giao năm cũ sang năm mới.
  • Đối với gia tiên: Mời ông bà cũng với bộ trang phục mới đón tết cùng con cháu.

*Lễ hoá vàng vào mồng 3 tết.

  • Đối với thần linh: Cảm ơn các vị đã cho phép ông bà tổ tiên về sum họp cùng con cháu.
  • Với người thân đã khuất: Gửi gắm những gì còn thiếu thốn và chút tiền bạc để có cái xoay sở ở cõi âm.

Còn với bản thân và gia đình thì đây là lúc thể hiện phong tục truyền thống từ xa xưa. Cũng là cầu mong cho cuộc sống được nhiều may mắn và thuận lợi. Đặc biệt là với các chúng sinh chưa siêu thoát, việc hoá vàng ngày tết là cho chúng sinh có cái ăn no đủ và đừng đến làm phiền chủ nhà.

Bài cúng hoá vàng ngày tết 2022

Thực ra bài cúng hoá vàng ngày lễ tết vô cùng đơn giản theo các bước sau:

  • Bước 1 Chuẩn bị vàng mã giấy sẵn sàng cùng lễ vật mâm cúng và đặt lên mâm cúng dâng lễ. Nếu cần đốt nhiều thì chuẩn bị tại nơi cần làm nghi thức hoá vàng.
  • Bước 2: Sau khi thắp nhang cháy được 2/3 thì tiến hành làm nghi thức hoá vàng.
  • Bước 3: Nếu không thuộc nội dung bài khấn hoá vàng thì đọc trước khi đốt và sau đó đem đốt cùng vàng mã. Như vậy đã xong nghi lễ hoá vàng ngày tết

>>Xem thêm bài viết mới<<:

Văn khấn cúng rằm tháng 8, cách bày trí mâm ngũ quả A-Z

Cúng trung thu lúc mấy giờ, ngày nào, gồm những gì?

Giao thừa nên cúng chay hay mặn? Mâm cỗ chay gồm có gì?

Bài cúng hoá vàng ngày tết 2022
Bài cúng hoá vàng ngày tết 2022

Mâm cơm hoá vàng ngày tết

Lễ vật bày trên mâm cơm hoá vàng ngày tết nhiều hay ít, to hay nhỏ còn tuỳ vào quan điểm của mỗi người. Cúng có gia đình có nhu cầu cúng món chay và có gia đình cúng mặn. Tuy nhiên, với lễ vật cơ bản cần phải có thì dưới dây là danh sách thành phần lễ vật cần chuẩn bị:

  • Hoa quả tươi
  • Hương nhang
  • Vàng mã
  • Đèn cầy (không nên dùng đèn cầy trắng vì dành cho người mới mất)
  • Rượu
  • Trà
  • Bánh kẹo
  • Bánh chưng, bánh tét (bánh ngày tết)
  • Mứt dừa (mứt ngày tết)
  • Xôi
  • Chè

Ở trên đây là gợi ý các thành phần để cúng chay. Nếu là mâm cỗ mặn cần chuẩn bị thêm vài món sau:

  • Gà luộc (có thể là vịt luộc)
  • Đĩa xào
  • Chả giò
  • Nem chua
Mâm cơm hoá vàng ngày tết
Mâm cơm hoá vàng ngày tết

Văn khấn hoá vàng ngày tết

Bài văn khấn dài và khó nhớ. Để tiện lợi cho việc đọc bài khấn, quý vị nên in sẵn ra giấy và hoá thành tro cùng nghi thức hoá vàng.

Nam mô A di đà phật!

Nam mô A di đà phật!

Nam mô A di đà phật!

Kính lạy:
_ Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
_ Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.
_ Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mồng … tháng Giêng năm …
Tín chủ chúng con ……………………..
Ngụ tại ……………………………………
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.
Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.
Kính xin : Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lưiợng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát.
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát.
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát.
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin).

Trên đây là những thông tin cơ bản mà Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà muốn gửi đến quý vị gia chủ và các thành viên có trong gia dình đang có nhu cầu làm nghi thức hoá vàng. Một điểm cần lưu ý là nên làm nghi lễ mâm thần linh mới tới nghi lễ trên mâm cúng gia tiên.

Ngoài ra, quý khách lưu ngay HOTLINE: 1900 3010 và sau đó khi có nhu cầu nhớ ALO NGAY ĐỒ CÚNG BIÊN HOÀ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *