Văn khấn cúng rằm tháng 8, cách bày trí mâm ngũ quả A-Z

Văn khấn rằm tháng 8 là phần vô cùng quan trọng trong lễ cúng rằm trung thu. Bởi vì nguyện vọng của gia chủ sẽ đi cùng nội dung bài khấn và truyền đạt đến thần linh. Nếu như không bài khấn thì nghi thức cúng trung thu không còn trọn vẹn. Ngoài ra mâm cúng là phần để dâng hiến và cần được bày trí thật đẹp mắt, hài hoà. Do đó, trong bài viết này, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà cung cấp đến quý vị chủ nhà nội dung văn khấn rằm tháng 8 và cách bày trí mâm ngũ quả theo từng vùng miền.

Văn khấn rằm tháng 8
Văn khấn rằm tháng 8

Contents

Văn khấn rằm tháng 8

Nội dung bài khấn có thể có khó nhớ nếu gia chủ không quen. Vì vậy nên in sẵn ra giấy cho tiện việc đọc trong nghi thức và hoá thành tro cùng nghi lễ hoá vàng.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cách bày trí mâm ngũ quả trung thu

Trung thu là ngày tểt thiếu nhi, ngày tết đoàn viên cũng là ngày rằm lớn được coi trọng trong năm. Mâm ngũ quả đẹp chính là một trong những điều tạo nên không khí của ngày tết trung thu ấm áp và trang trí ngũ quả là phần không thể thiếu cho ngày rằm tháng tám.

Cách bày trí mâm ngũ quả trung thu
Cách bày trí mâm ngũ quả trung thu

Cách bày trí mâm ngũ quả trung thu của người Bắc

Nhắc đến trái cây thờ cúng của người Bắc, chuối xanh và bưởi là hai loại trái cây không thể thể thiếu trên hầu hết mọi mâm cúng. Nải chuối đều, đẹp, quả to tròn, cụp vào nhau sẽ được đặt dưới cùng để nâng đỡ những loại quả khác. Đặc trưng của nải chuối giống như sự che chở của trời đất dành cho con người. Nếu nải chuối nằm ngửa không đặt gì lên có ý nghĩa đón nhận tài lộc. Lựa nải có số lượng trái lẻ.

Quả bưởi to tròn và căng mộng, kích thước phù hợp để đặt lên trên nải chuối sao cho vừa vặn. Sau đó là đặt các quả như thanh long, nho, cam, táo lê,.. xung quanh như trang trí cho mâm cúng. Bản tính người Bắc rất trọng thẩm mỹ nên sắp xếp các loại quả xen kẽ vào chỗ trống sao cho đẹp mắt. Càng da dạng màu sắc càng tốt.

Thông thường người bắc chỉ chọn 5 loại quả khác nhau vì đó là tượng trưng cho ngũ hành: Kim – Thuỷ – Mộc – Hoả – Thổ. Hoặc có ý nghĩa theo ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.

Cách bày trí mâm ngũ quả trung thu ở miền Trung

Với người miền Trung thi đơn giản hơn, chỉ cần có đủ các loại trái cây cúng lên mâm cúng là được. Trái nào thì còn tuỳ theo mùa vụ mỗi địa phương. Sau đó họ chỉ cần sắp xếp trái cây lên dĩa và đặt lên mâm cúng dâng hiến thần linh, tổ tiên. Các loại quả họ chọn xét theo tiêu chí: tươi, to, ngon, ngọt, đẹp nhất vườn.

Cách bày trí mâm ngũ quả trung thu tại miền Nam

Với phong cách cúng trái cây tại miền Nam hoàn toàn khách với miền Trung và miền Bắc. Nếu miền Bắc ưa chuộng chuối xanh thì miền Nam đọc thành ‘chúi’ và tất nhiên sẽ chọn trái chuối để cúng. Hay là trái cam (tức là cam chịu) hoàn toàn ngược lại với văn hoá trái cam có màu xanh tượng trưng mệnh Mộc trong thuyết ngũ hành.

Miền Nam quan trọng ý nghĩa tên từng loại quả và các loại các trái ráp vào thành câu có ý nghĩa. Ví dụ: Mãng đầu, dừa, đu đủ, xoài sẽ hợp thành câu ‘Cầu – Dừa – Đủ – Xài’. Những loại như táo, thanh long, phật thủ,… tượng trưng cho sự may mắn, bình an và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.

Mâm ngũ quả cúng trung thu
Mâm ngũ quả cúng trung thu

Ý nghĩa một số loại quả trong mâm ngũ quả

Theo như chúng tôi tổng hợp, dưới đây là ý nghĩa một số loại trái cây được sử dụng phổ biến nhất.

  • Quả chuối xanh tượng trưng cho sự che chở của đất trời.
  • Quả phật thủ có hình dáng giống bàn tay phật cũng thể hiện mong cầu.
  • Quả hồng đỏ, dưa hấu có màu đỏ là màu của sự may mắn.
  • Quả na là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở.
  • Quả xoài thể hiện mong muốn sự sung túc, tiền nhiều đủ xài chứ không thiếu.
  • Quả đu đủ thể hiện mong muốn đủ đầy trong cuộc sống.

Qua bài viết trên, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà đã giải đáp ý nghĩa các loại trái cây phổ biến và phong cách bày trí mâm ngũ quả với quan niệm theo từng vùng miền. Ngoài ra, quý khách đang tìm dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói theo nhu cầu, nhớ lưu lại và ALO 1900 3010  – đảm bảo quý khách hài lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *