Cúng trung thu lúc mấy giờ, ngày nào, gồm những gì?

‘Cúng trung thu lúc mấy giờ? Cúng trung thu vào ngày nào? Gồm những gì?… là các câu hỏi được nhiều quan tâm. Mặc dù đây là ngày cúng lớn diễn ra hằng năm và hầu hết nhiều người chỉ biết rằng đó là ngày tết dành cho các bé thiếu nhi. Như vậy, cúng trung thu có ý nghĩa gì, cúng vào lúc mấy giờ,… sẽ được Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà giải đáp cụ thể bên dưới bài viết này nhé.

Cúng trung thu lúc mấy giờ
Cúng trung thu lúc mấy giờ

Contents

Ý nghĩa cúng rằm trung thu

Trẻ em rất háo hức vào ngày rằm trung thu vì được nô đùa với bạn bè cùng chiếc lồng đèn, hơn nữa có địa phương tổ chức múa lân rước đêm trăng rằm. Đó là những gì mà các em nhỏ nhận và trong chúng ta ai ai cũng đã từng trải qua khoảng thời gian tuổi thơ đó

Đối với người lớn, rằm tháng 8 cũng như ngày rằm hàng tháng làm lễ cúng gia tiên, thần linh để cầu mong may mắn, thể hiện lòng thành kính của gia đình mình. Đặc biệt còn có nhiều ý nghĩa khác như:

  • Giúp các gia đình thể hiện lòng thành kính, biết ơn ông bà, tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Là dịp để các thành viên gặp gỡ và tâm tình cho nhau những câu chuyện hàng ngày.
  • Và đã là truyền thống của ông cha xưa, thế hệ về sau chỉ có thể duy trì, gìn giữ và phát triển để răn dạy cháu con biết ơn cội nguồn, tổ tiên.

Cúng trung thu lúc mấy giờ?

Nhiều bạn hỏi – Cúng trung thu ngày nào?

Theo quan niệm tín ngưỡng vùng miền, có nơi chọn ngày cúng trung thu là 14 tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên phần lớn nhiều người vẫn chọn ngày 15 tháng 8. Về giờ cúng lại chia ra 2 khoảng giờ: cúng buổi sáng thì cúng trước 9 giờ – 10 giờ sáng, buổi chiều thì cúng trước 6 – 7 giờ tối.

Cúng trung thu ngày nào
Cúng trung thu ngày nào

Cúng trung thu gồm những gì?

Khi chúng tôi hỏi nhiều bạn trẻ ‘Cúng trung thu gồm những gì?’ – Câu trả lời phần lớn là gồm lễ vật. Đáp án này hoàn toàn đúng vì với lễ cúng trung thu nói riêng và nghi thức thờ cúng khác nói chung, lễ vật là phần đại điện đặt lên mâm cúng để bày tỏ lòng thành với thần linh và ông bà. Số lượng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.

Mâm cỗ trông trăng

Đây loại mâm cỗ vô cùng đặc biệt chỉ xuất hiện vào ngày rằm tháng 8. Dưới đây là danh sách lễ vật cần có để quý vị chủ nhà chuẩn bị. Có thể ghi chép vào sổ tay để tránh bị quên.

  • Nải chuối chín.
  • Quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành).
  • Quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ).
  • Quả na (mang ý nghĩa sinh sôi).
  • Quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn).
  • Bánh nướng.
  • Bánh dẻo.
  • Các loại trà như trà sen, trà hoa nhài, trà mạn… để thưởng thức cùng với bánh nướng, bánh dẻo.
  • Các loại bánh, kẹo, bim bim, thạch… mà bé yêu thích.
  • Các loại đồ chơi như đèn ông sao, đèn con thỏ, mặt nạ, đầu sư tử, trống…

Mâm cúng gia tiên

Hầu hết mọi nghi thức thờ cúng đều tồn tại ít 2 mâm cỗ: một mâm cảm tạ thần linh và một mâm tạ ơn gia tiên. Quý vị gia chủ hãy an tâm nếu thấy lễ vật trưng bày không giống với mọi người bởi vì văn hoá tâm linh sẽ có chút ít thay đổi. Đặc biệt là lễ vật bắt buộc như dưới đây là không thể thiếu.

  • Bánh kẹo.
  • Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm…
  • Trầu cau.
  • Hoa tươi.
  • Đĩa hoa quả gồm 5 loại quả.
  • Tiền, vàng.
  • Hương, đèn, nến…
  • 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối.
  • Các món ăn mặn hoặc chay tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.
Cúng trung thu gồm những gì
Cúng trung thu gồm những gì

Cách cúng trung thu

Cũng như bao nghi thức thờ cúng khác, một quy trình tổ chức nghi lễ gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Chọn ngày làm lễ cúng (Trung thu cúng vào ngày 15 tháng 8 âm lịch).
  • Bước 2: Chuẩn bị lễ vật đầy đủ, không sử dụng hoa quả giả.
  • Bước 3: Chủ nhà ăn mặc lịch sự, chỉnh tề bắt đầu vái khấn và thắp nhang
  • Bước 4: Khi nhang đã tàn 2/3, chủ nhà làm nghi thức hoá vàng, sẵn hoá luôn nội dung bài khấn đã in sẵn ra giấy.
  • Bước 5: Nhang đã hết, hạ lễ vật và rải gạo muối xung quanh nhà là xong rồi.

Bài cúng trung thu

Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin, bài khấn dưới đây được nhiều người sử dụng trong dịp lễ rằm tháng 8.

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Vậy là qua bài viết trên đây, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà đã cung cấp đến quý vị gia chủ nhiều thông tin vô cùng có ích về nghi thức cúng giao thừa. Đồng thời là giải đáp về các câu hỏi thường gặp của nhiều ngoài. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói theo nhu cầu, vừa tiết kiệm thời gian mà còn tối ưu chi phí nữa. Hãy lưu ngay HOTLINE 1900 3010, cần đặt là ALO NHÉ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *