[Hướng dẫn] Chuẩn bị lễ vật & văn khấn chùa Hương chi tiết nhất!

Chùa Hương là ngôi chùa linh thiêng được nhiều khách du lịch biết đến. Cũng giống như các lễ cúng ở các ngôi chùa khác, để quá trình dâng lễ được trọn vẹn thì chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật và văn khấn chùa Hương.

Ở bài viết này, dịch vụ đồ cúng Biên Hòa sẽ lần lượt giải đáp một cách chi tiết và đầy đủ nhất về những vấn đề mà du khách khi đi hội chùa Hương. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Với nhiều năm kinh nghiệm trong mảng dịch vụ đồ cúng, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất.

Chùa Hương ở đâu? Ý nghĩa của tín ngưỡng đi chùa Hương
Chùa Hương ở đâu? Ý nghĩa của tín ngưỡng đi chùa Hương

Contents

Chùa Hương ở đâu? Ý nghĩa của tín ngưỡng đi chùa Hương

Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Hương Tích. Đây là ngôi chùa không ch mang đậm giá trị linh thiêng mà còn là điểm tham quan du lịch đẹp, non nước hữu tình.

Chùa Hương thuộc địa bàn của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, nằm cách trung tâm thủ đô thành phố Hà Nội 62km về phía Tây Nam.

Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng thờ chúa Ba. Theo như lời kể của người dân, công chúa Diệu Thiện (tục gọi là Chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm) đã đặt chân đến vùng núi Hương Sơn tu hành. Sau 9 tu hành, Bà đã đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh.

Vào tháng 3 năm 1770, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quân thần. Nhà Chúa đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Dựa vào những điều này, chùa Hương Tích trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc của lòng dân để cầu bình an, may mắn suôn sẻ.

Lễ hội chùa Hương bắt đầu vào ngày nào? Diễn ra trong bao lâu?

Có thể nói rằng, đây chính là thắc mắc của phần lớn du khách khi chuẩn bị lên kế hoạch du xuân hội chùa Hương.

Theo truyền thống, lễ hội chùa Hương sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày 6 tháng 1 và kéo dài đến tháng 3 Âm Lịch. Có thể nói rằng, vào khoảng thời gian đầu năm, khách du lịch tứ phương sẽ cùng nhau về đây trẩy hội, cầu nguyện bình an, sự nghiệp cho cả một năm.

Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch nhưng khoảng thời gian đón nhiều du khách nhất đó là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.

Dâng lễ chùa Hương
Dâng lễ chùa Hương

Cần chuẩn bị những lễ vật khi dâng lễ chùa Hương?

Dâng lễ chư Phật là điều mà hầu hết du khách nào cũng mong muốn được thực hiện khi đến với chùa Hương. Cũng giống như các lễ cúng khác tại chùa, chúng ta nên chọn lễ vật chay thay cho lễ vật mặn. Lễ vật chay mang ý nghĩa thanh tịnh, đơn giản và không sát sinh chúng loài. Lễ vật chay bao gồm: hoa quả, oải phẩm, xôi chè,…

Ngoài ra, chúng ta có thể dâng cúng lễ cúng mặn. Lễ vật trong mâm cúng mặn bao gồm: chả, gà, giò,… Chúng ta có thể dâng lễ vật chay hay lễ vật mặn điều được, quan trọng nhất là sự thành tâm và lòng thành.

Điều lưu ý ở đây là chúng ta không nên sắm lễ vàng mã và tiền âm phủ. Đạo Phật quan niệm rằng điều này là không tốt.

Văn khấn chùa Hương
Văn khấn chùa Hương

[Nội dung] Văn khấn đền Trình Chùa Hương

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử con xin thành tâm kính lạy mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát; chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp thiện thần, Thiên long bát bộ.

Hôm nay tại……chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội là ngày:……….

Tín chủ con là:………………………………………………………………………

Cùng gia quyến, ngụ tại:……………………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (Nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa mười phương thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ.

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi cực lạc phương Tây.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược sư Lưu Ly giáo chủ cõi phương Đông.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhẫn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Hộ pháp thiện thần chư thiện Bồ Tát, kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và cho gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

Văn khấn lễ Phật ở Chùa Hương

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, Mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, tại………………… ..thắp nén tâm hương, thành tâm kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, Nghiệp chướng nặng nề Si mê lầm lạc.

Nay đến trước Phật đài,Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ, Nguyện làm việc lành, Ngừa trông ơn Phật, Quán Ấm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, Từ bi gia hộ.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Di sản Chùa Hương
Di sản Chùa Hương

KẾT LUẬN:

Chùa Hương là ngôi chùa mang nhiều giá trị lịch sự và tín ngưỡng tâm linh. Khi đến với chùa Hương, mỗi du khách sẽ có một tâm nguyện riêng. Do vậy, để lễ khấn vái được trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa, chúng ta nên tìm hiểu, chuẩn bị đầy đủ lễ vật và văn khấn chùa Hương.

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về đi lễ chùa Hương và có chuyến đi trọn vẹn.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng thôi nôi, đầy tháng, khai trương, động thổ, cúng nhà mới,… thì có thể liên hệ theo số hotline 19003010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hướng dẫn.

>>> Xem thêm thông tin bổ ích tại:

[Chuẩn] Nguồn gốc, ý nghĩa và văn khấn Đền Vua Cha Bát Hải!

[Hướng dẫn] Chi tiết lễ vật và văn khấn cầu duyên đầy đủ nhất!

[Đầy đủ] Ý nghĩa và nội dung văn khấn thanh minh chuẩn nhất!

[Chi tiết] Lễ vật và văn khấn Đức Ông tại đền chùa #chuẩn nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *