[Chuẩn] Rút chân hương, dọn bàn thờ trước hay sau cúng Ông Táo?

Khi đọc được bài viết này của dịch vụ đồ cúng Biên Hòa, chắc hẳn quý gia chủ đang loay hoay đi tìm câu trả lời cho thắc mắc: Rút chân hương, dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo? Tưởng chừng như đây là lễ cúng truyền thống của mỗi gia đình vào dịp cuối năm thì sẽ không có vấn đề gì để “bàn” tới. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy đúng không nào.

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mỗi lễ cúng điều mang ý nghĩa khác nhau. Do vậy, để lễ cúng được trọn vẹn ý nghĩa và tránh phạm phải những điều kiêng kỵ, quý gia chủ nên tìm hiểu kỹ và thực hiện theo cho đúng.

Rút chân hương, dọn bàn thờ trước hay sau cúng Ông Táo? Hãy đọc và tham khảo cùng đồ cúng Biên Hòa!

Đồ cúng Biên Hòa – Chuyên dịch vụ mâm cúng online theo đúng yêu cầu của quý khách hàng tại Biên Hòa, Đồng Nai, Bình Dương và các khu vực lân cận. Dựa trên những yêu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ có những gói mâm cúng phù hợp và đúng yêu cầu.

Ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo 23 tháng Chạp
Ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo 23 tháng Chạp

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo

Ông bà ta quan niệm rằng, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông – một bà, là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

→ Ông Công Ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động diễn ra trong gia đình, giúp gia đình giữ bếp lửa trong gia đình luôn được nồng ấm và hạnh phúc. Vì vậy, tục cúng Ông Táo vào dịp cuối năm (lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng) mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, hạnh phúc và no đủ.

→ Ông bà ta thường làm lễ tiễn Ông Công Ông Táo rất thịnh soạn vào dịp cuối năm với mong muốn những tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, những điều không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.

Rút chân hương, dọn bàn thờ trước hay sau cúng Ông Táo?
Rút chân hương, dọn bàn thờ trước hay sau cúng Ông Táo?

Rút chân hương, dọn bàn thờ trước hay sau cúng Ông Táo?

Người Việt quan niệm rằng: Bát hương là vật phẩm thờ cúng “bất khả xâm phạm” trên bàn thờ. Điều này giải thích là do nếu bát hương bị động sẽ ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống của gia đình. Vì vậy nếu không có việc gì quan trọng thì chúng ta sẽ không di chuyển hoặc rút chân hương tùy tiện.

Vào dịp cuối này, ngày hết Tết tới, việc rút chân hương được xem là cách bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần, loại bỏ những điều không tốt của năm cũ, đón chào năm mới an yên và sung túc.

Rút chân hương, dọn bàn thờ trước hay sau cúng Ông Táo? Theo các chuyên gia phong thủy: Rút tỉa chân hương, dọn dẹp bàn thờ sau khi cúng Ông Táo. Bởi ông bà ta cho rằng, vào thời điểm trên, ông Công ông Táo đi vắng. Do đó, chúng ta cần dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương để khi Táo quân trở về, khu vực thờ cúng đã được sạch, thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.

Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại, chúng ta đã và đang dần đơn giản hóa các quy chuẩn của ông bà ta ngày xưa. Ngày nay, việc rút tỉa chân hương gia đình nên được thực hiện vào một ngày tốt nào đó trong tháng chạp là được.

>>> Xem thêm: [1] Cúng Ông Táo ngày 22 tháng Chạp được không? Cúng giờ nào?

Cách rút tỉa chân nhang cúng ông Công ông Táo
Cách rút tỉa chân nhang cúng ông Công ông Táo

[Chi tiết] Cách rút tỉa chân nhang cúng ông Công ông Táo

Việc rút tỉa chân nhang tương đối đơn giản, do vậy quý gia chủ có thể tự làm được. Điều quan trọng nhất ở đây là bày tỏ được lòng thành của mình. Lưu ý, trước khi tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ, gia chủ cần phải chuẩn bị những vật dụng sau:

→ Nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế).

→ 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy).

→ Chậu sạch.

→ Khăn sạch.

→ Nước sạch.

→ Giấy sạch.

Trước khi tiến hành tỉa chân nhang cúng ông táo, gia chủ thắp hương và xin phép tổ tiền, các vị thần cho phép gia chủ được dọn dẹp. Quá trình rút chân nhang, bạn nên dọn dẹp từ trên xuống.

Các bước tiến hành rút tỉa chân nhang chuẩn tâm linh:

→ Trải giấy trắng và hạ từng chút món vật trên bàn thờ, khi đặt xuống giấy bạn thật nhẹ nhàng hạ xuống mọi lễ vật và hạn chế tối đa khi đụng chạm đến bát hương.

→ Tiền hành nhổ chân hương, sau đó, gia chủ lấy thìa nhỏ xúc tàn hương và nén lại cho thật gọn gàng.

→ Đổ nước ngũ hương hoặc rượu vào chậu sạch, nhúng khăn sạch vào chậu để lau lư hương và bàn thờ.

Như vậy, việc rút chân hương đã hoàn tất thì bạn sắp xếp lại các món vật lên lại bàn thờ và thắp hương vái như báo với tổ tiên, thần linh công việc rút chân hương dọn bàn thờ đã hoàn tất.

Mâm cúng Ông Công Ông Táo ở miền Bắc, Trung, Nam
Mâm cúng Ông Công Ông Táo ở miền Bắc, Trung, Nam

KẾT LUẬN:

Với nội dung bài viết trên, đồ cúng Biên Hòa hi vọng đã giải đáp được những thắc mắc của quý gia chủ về rút chân hương, dọn bàn thờ trước hay sau cúng Ông Táo? Thông thường, chúng ta nên thực hiện dọn bàn thờ, rút chân hương sau khi cúng Ông Táo.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương, động thổ,… thì có thể liên hệ qua hotline: 19003010 hoặc Fanpage để được hỗ trợ và tư vấn gói cúng cho phù hợp.

>>> Xem thêm: [A-Z] Mâm cúng ông táo gồm những gì? Cúng ông Táo ngày nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *