[Hướng dẫn A- Z]: Giỗ tổ thợ mộc ngày nào? Cách cúng giỗ tổ

Giỗ tổ thợ mộc ngày nào? Ai là ông tổ của ngành gỗ? – Đây là câu hỏi được nhiều người làm nghề mộc quan tâm nhiều. Tưởng chừng đáp án khá đơn giản nhưng với nhiều nguồn tin khác nhau khiến họ càng hoang mang hơn vi đâu sẽ câu trả lời đúng. Chắc hẳn quý vị bạn đọc đã nghe hoặc biết đến một phần về ngày giỗ tổ thợ mộc. Sau đây, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà mời bạn cùng khám phá thêm và nâng cao hiểu biết của bản thân tại bài viết này nhé.

Giỗ tổ thợ mộc
Giỗ tổ thợ mộc

Contents

Nguồn gốc giỗ tổ thợ mộc

Việt Nam là một đất nước có tinh thần đạo lý ‘Uống nước nhớ nguồn’. Tất nhiên mọi ngành nghề đều có lịch sử và nguồn gốc phát triển, thế hệ về sau tiếp tục gìn giữ và tổ chức kỷ niệm tướng nhớ công ơn người đã khai sinh là nghề. Với ngành giỗ tồn tại hai truyền thuyết về tổ nghề, cụ thể như sau:

Điển tích thứ nhất: Vào thời chúa Trịnh, có một chàng trai tên Nguyễn Công Nghệ rất giỏi trong nghề làm mộc. Vào một hôm được chúa Trịnh mời vào cung để chạm khắc ngai vàng. Vì kinh nghiệm trong nghề lâu năm cùng với tính cẩn thận nên ngai vàng rất nhanh đã trở thành tuyệt phẩm bề thế, uy nghi.

Một phần quá mệt mỏi trong nhiều ngày làm việc, Nguyễn Công Nghệ ngủ quên trên ngai vàng. Không may là chúa Trịnh cũng đã chứng kiến cảnh này, chúa Trịnh rất nổi giận bèn giam chàng vào ngục tối với lý do phạm thượng. Về sau, khi chúa Trịnh mất thì bà Chúa lên ngôi.

Lúc bà Chúa đã phát hiện ra ngai vàng rất tinh vi và nghệ thuật nên đã yêu cầu Nguyễn Công Nghệ trạm chỗ một bức tượng Phật từ tâm. Sau 3 năm miệt mài, bức tượng Phật 4 mặt, nghìn mắt nghìn tay quy mô, hoành tráng đã được hoàn thành dưới bàn tay khéo léo của thợ mộc Nguyễn Công Nghệ. Nhưng cũng từ đây, sức khoẻ của anh thợ ngày càng yếu rồi trượt chân rơi xuống mà chết.

Từ đó, người dân tưởng nhớ đến tài năng của chàng rồi lập lễ cúng, coi đây là tổ nghề của ngành Mộc

Truyền thuyết thứ hai: Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, có một người thợ gỗ tên đầy đũ là Công Du Ban, người nước Lỗ. Trong đó nổi bật nhất là công trình bắt qua sông, có một vị trướng đã thồ vận chuyển khối lượng hàng rất lớn và cây cầu chịu được trọng lực rất tốt. Sau đó ông còn phát minh ra cưa, đục, cửa gỗ. Vì muốn lưu truyền lại nghề cho mai sau mà ông đã chỉ lại cho nhiều người.

Giỗ tổ thợ mộc ngày nào

Vậy là trên đây có 2 truyền thuyết khác nhau mà quý vị thường được nghe. Chúng tôi cũng tin rằng, ngày 20 tháng Chạp và ngày 13 tháng 6 âm lịch đều là ngày giỗ tổ nghề thợ mộc. Và bạn đọc sẽ có suy nghĩ, ngày nào mới là ngày đúng để cúng tổ nghề. Tiếp theo là chúng tôi sẽ gợi ý các phương án để giúp quý vị có cách nhìn chọn lựa ngày hợp lý:

  • Chọn một trong ngày cúng: Thông thường nhiều người sẽ chọn ngày 20 tháng Chạp tổ chức với quy mô rất hoành tráng. Hoặc chọn ngày 13 tháng 6 tổ chức tại văn phòng, công ty, cơ sở sản xuất,… cúng ngay tại nơi làm việc.
  • Cúng cả hai ngày: Thời gian giữa 2 ngày cúng cách nhau khá dài. Nên chọn thêm ngày cúng vừa hiện tinh thần với tổ nghề và tạo không khí giải toả với các anh chị em có mặt tại xưởng, nhà máy, …

>>Có thể bạn chưa biết<<:

Giỗ tổ ngành xây dựng vào ngày nào? Cách cúng, lễ vật đi kèm

Giỗ tổ ngành ngay ngày nào? Cách cúng tổ nghề

Năm 2022, tuổi nào làm nhà được? Phạm tuổi làm nhà thì sao?

Giỗ tổ thợ mộc ngày nào
Giỗ tổ thợ mộc ngày nào

Cách cúng tổ nghề thợ mộc

Về cách cúng, sẽ theo nghi thức và quy trình cơ bản. Áp dụng cho mọi nghi lễ thờ cúng và đặc thù nghề thợ mộc thì sẽ theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Chọn ngày cúng. Tuỳ người đứng đầu tổ chức hoặc tập thể lựa chọn ngày sao cho phù hợp.
  • Bước 2: Chuẩn bị lễ vật đầy đủ (nên sắm lễ vật như gợi ý mục dưới).
  • Bước 3: Người đại diện ăn mặc lịch sự và sạch sẽ tiến hành khấn vái, thắp hương.
  • Bước 4: Đọc bài khấn đã in sẵn ra giấy
  • Bước 5: Chờ hương cháy 2/3, làm nghi thức hoá vàng mã cùng bài khấn đã in ra giấy.
  • Bước 6: Sau khi nhanh đã cháy hết, hạ lễ vật và mời mọi người cùng tham gia bữa tiệc.

Mâm cúng giỗ tổ thợ mộc

Tùy vào từng nơi mà mâm lễ cúng giỗ Tổ ngành Gỗ có sự thay đổi, một mâm cúng cũng cần có đủ những lễ vật sau:

  • Trái cây ngũ quả
  • Nhang, đèn cây, trà, rượu, nước
  • Bình hoa tươi
  • Dĩa bánh kẹo
  • Giấy cúng, vàng bạc
  • Chè xôi: mỗi loại 5 phần
  • Bộ tam sên gồm: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm
  • Gà trống tơ luộc, chéo cánh đẹp
  • Heo quay, bánh hỏi
Cách cúng giỗ tổ thợ mộc
Cách cúng giỗ tổ thợ mộc

Văn khấn cúng tổ thợ mộc

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …….

Ngụ tại……….

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……..

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……….

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề…………. . thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! 

Vừa rồi là Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà chia sẽ giỗ tổ ngành Gỗ giúp quý vị hiểu sâu hơn và xác định được ngày làm giỗ tổ phù hợp cũng như là biết nguồn gốc tổ nghề.Bên cạnh đó, là dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói theo nhu cầu giúp quý khách tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí. Chỉ cần lưu lại HOTLINE 1900 3010 vào danh bạ với tên Đồ Cúng Biên Hoà và ALO mâm cúng theo nhu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *