Cúng Ông Công Ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ? Thắp mấy nén hương?

Theo truyền thống, lễ cúng Ông Công Ông Táo được hầu hết các gia đình Việt được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau chuẩn bị lễ cúng và thực hiện lễ cúng một cách chỉnh chu, mang ý nghĩa trọn vẹn nhất.

Tưởng chừng như xoay quanh lễ cúng này thì sẽ không có quá nhiều điều để thắc mắc. Tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Phần lớn quý khách hàng đặt mâm cúng Ông Táo cuối năm tại đồ cúng Biên Hòa đều thắc mắc: Cúng Ông Công Ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ? Thắp mấy nén hương?

Hiểu được vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải, chúng tôi đã sáng tạo nên bài viết này. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo 23 tháng Chạp
Ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo 23 tháng Chạp

Contents

Vì sao phải cúng Ông Công Ông Táo cuối năm?

Ông Công Ông Táo trong truyền thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam bao gồm 3 vị: Thần Bếp, Thần Nhà, Thần Đất. Những vị này sẽ phù hộ, ban phước cho các thành viên trong gia đình khi làm đúng.

Vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, hầu hết các gia đình Việt sẽ thực hiện lễ cúng Ông Công Ông Táo một cách long trọng với mong muốn được báo cáo nhẹ đi và những sự kiện đã diễn ra trong năm vừa qua. Do đó mâm cúng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và thịnh soạn để hiện lòng thành của gia chủ.

Ông bà ta quan niệm rằng: Mỗi năm chỉ duy nhất một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo. Vì thế, Táo Quân phải lên thiên đình sớm thì cũng phải đợi ngày thiết triều, Táo quân lên muộn thì đã bãi triều. Do vậy, không có gia đình nào cúng tiễn đưa Ông Táo sau 23 tháng Chạp.

Mâm cúng Ông Táo gồm những gì?
Mâm cúng Ông Táo gồm những gì?

Mâm cúng Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp gồm những gì?

Ngày nay chúng ta không quá câu nệ gia đình cúng Ông Công Ông Táo phải là mâm cúng chay hay mâm cúng mặn. Tùy thuộc vào nét văn hóa vùng miền và truyền thống tín ngưỡng gia đình, chúng ta có thể linh hoạt trong cách lựa chọn mâm cúng Ông Táo

Dưới đây, đồ cúng Biên Hòa xin gửi đến quý bạn đọc danh sách các lễ vật trong mâm cúng Ông Công Ông Táo. Cụ thể:

  • Trái cây ngũ quả
  • Hoa cúc
  • 1 Chè đậu trắng 500g
  • 1 Xôi gấc 500g
  • Giấy cúng Ông Táo
  • Hài, mũ, áo:
  • Trầu cau
  • Bánh chưng
  • Chả lụa
  • Trà
  • Rượu
  • Muối
  • Gạo
  • 1 Con gà trống luộc chéo cánh
  • Thịt luộc

Các thành viên trong có thể tự tìm hiểu và tự chuẩn bị hoặc có thể đặt mâm cúng Ông Táo online theo đúng yêu cầu. Tại đồ cúng Biên Hòa, chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn và nhận đặt mâm cúng trọn gói.

>>> Xem thêm:  [A-Z] Mâm cúng ông táo gồm những gì? Cúng ông Táo ngày nào?

Cúng Ông Công Ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ?
Cúng Ông Công Ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ?

Cúng Ông Công Ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ?

Theo như tìm hiểu, Ông Công là thần thổ Công cai quản đất và thường được đặt trên bàn thờ chính. Ông Táo là thần Bếp cai quản chuyện bếp núc.

Vì vậy, mâm cúng ông Công ông Táo sẽ chia ra làm hai mâm cúng khác nhau:

→ Mâm cúng ông Công đặt tại bàn thờ gia tiên.

→ Mâm cúng ông Táo đặt dưới bếp cho dù gia đình có bàn thờ riêng hoặc không.

Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại và quan niệm cũng thoáng hơn trước, do vậy chúng ta đã dần đơn giản hóa lễ cúng Ông Táo. Ngoài ra, ở các thành phố lớn không phải nhà nào cũng có không gian bếp rộng để đặt bàn thờ Ông Táo.

Với những gia đình không có ban thờ Táo Quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng, người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ.

Cúng Ông Công Ông Táo thắp mấy nén hương?
Cúng Ông Công Ông Táo thắp mấy nén hương?

Cúng Ông Công Ông Táo thắp mấy nén hương?

Theo truyền thống của người Việt Nam, trong bất kì lễ cũng nào, gia chủ điều phải thắp hương để khấn vái và thực hiện lễ cúng. Thông thường, khi thắp nhang cho ông bà, tổ tiên và các thần bề trên, chúng ta nên thắp số lẻ cây  nhang như 3, 5, 7…

Theo các chuyên gia phong thủy, trong lễ cúng Ông Công Ông Táo chúng ta nên thắp 3 nén nhang là hợp lý nhất. Số 3 đại diện cho 3 giới: Thiên, địa và nhân, trong quan niệm xưa. Thêm nữa, nó còn có ý nghĩa là: tâm nhang – thành ý của người cúng, giới nhang- sự tuân thủ theo giới răn của Phật, định nhang – lòng trung thành, kiên định với những gì mình theo đuổi.

KẾT LUẬN:

Với những điều mà đồ cúng Biên Hòa chia sẻ hi vọng quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về: Cúng Ông Công Ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ? Thắp mấy nén hương? Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc cúng Ông Công Ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ gia tiên phụ thuộc vào văn hóa, truyền thống cúng kiếng và điều kiện gia đình.

Vì vậy, gia đình có thể tham khảo cách cúng Ông Công Ông Táo từ các thế hệ đi trước để biết cách cúng đúng và chuẩn nhất.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương, động thổ,… thì có thể liên hệ qua hotline: 19003010 hoặc Fanpage để được hỗ trợ và tư vấn gói cúng cho phù hợp.

>>> Xem thêm: [Trả lời] Cúng Ông Công Ông Táo mặn hay chay? Cần những gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *