[A-Z] #Chuẩn Cách đặt Ông Cóc (Thiềm Thừ) ở bàn thờ Thần Tài

Ông Cóc (Thiềm Thử) là vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa được một số gia chủ lựa chọn, giúp gia đình làm ăn được may mắn, suôn sẻ. Các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần Tài được đặt theo nguyên tắc nhất định, không phải đặt sao cũng được.

Nếu bạn đang phân vân và tìm hiểu về cách đặt Ông Cóc (thiềm thừ) ở bàn thờ Thần Tài thì hãy đọc bài viết dưới đây của dịch vụ đồ cúng Biên Hòa. Chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất. Cùng đọc và tham khảo thôi nào!

Ý nghĩa của Ông Cóc ngậm tiền
Ý nghĩa của Ông Cóc ngậm tiền

Contents

Ý nghĩa của Ông Cóc (thiềm thừ) ở bàn thờ Thần Tài

Hình ảnh cóc ngậm tiền vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó du nhập vào Việt Nam. Ông Cóc ngậm tiền là biểu tượng cho sự giàu có và tiền bạc. Vì vậy việc đặt cóc ngậm tiền trong nhà đúng phong thủy, đúng hướng sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Ngoài mang lại sự may mắn, việc đặt Ông Cóc (thiềm thử) còn xua đuổi những điều xui xẻo, không may, chặn đứng nguồn khí tà ma, mang đến nguồn năng lượng tốt cho sức khỏe của cả gia đình.

Có thể nói rằng, đây là cách để trấn áp những điều xấu xa đang đeo bám gia đình, giúp gia chủ và người trong nhà có được sự bình an và may mắn, tài lộc thi nhau đến, cuộc sống ấm êm, còn chuyện kinh doanh thì ngày càng phát đạt.

Có những mẫu Ông Cóc ngậm tiền nào?

Dưới đây, dịch vụ đồ cúng Biên Hòa xin gửi đến quý bạn đọc một số mẫu Ông Cóc (thiềm thừ) ngậm tiền chuẩn phong thủy để mang lại may mắn. Cụ thể:

→ Hình dáng 3 chân: Như chúng tôi đã nói qua về sự tích của thiềm thừ (ông cóc 3 chân) ở trên thì bạn cần kiểm tra lựa chọn yếu tố này là đầu tiên.

→ Miệng ngậm đồng tiền cổ, bên cạnh lưng có mang hai xâu tiền: Với ý nghĩa đem lại tiền tài cho gia chủ, những ông cóc chăm chỉ với hình dáng cõng tiền và ngậm tiền tạo nên hình ảnh mang nét phong thủy tài lộc này.

→ 7 nốt sần trên lưng: Đây là một trong những nét rất đặc trưng của ông cóc 3 chân, dù cho ông được tạo nên bởi chất liệu gì thì yếu tố cần vẫn phải có 7 nốt sần trên lưng theo đúng hình dáng của chòm sao Đại Hùng (Bắc Đẩu thất tinh) nằm hướng cực Bắc.

→ Trên đầu Cóc có hình Lưỡng Nghi: bạn có thể thấy được nét đặc trưng này rất rõ ràng, đặc biệt trên các sản phẩm được làm từ đá hoặc composite trong đặc.

Cách đặt Ông Cóc (thiềm thừ) ở bàn thờ Thần Tài
Cách đặt Ông Cóc (thiềm thừ) ở bàn thờ Thần Tài

Cách đặt Ông Cóc (thiềm thừ) ở bàn thờ Thần Tài đúng cách

Nguyên tắc đặt Ông Cóc ở bàn thờ Thần Tài đó là đặt ông cóc hướng vào phía bàn thờ để rước tài lộc vào nhà sau đó ông Thần tài sẽ giúp giữ gìn tài lộc và sự may mắn.

Với những gia đình có hai Ông Cóc, muốn gia tăng tài lộc thì gia chủ có thể thay đổi vị trí của ông cóc ở chỗ bàn thờ Thần tài đó là sáng quay cóc ra để thu nhận tiền tài và tối lại hướng vào bên trong bàn thờ để thu hút được nhiều tài lộc hơn.

Hướng dẫn cách khai quang điểm nhãn chi tiết

Khai quang điểm nhãn là thủ tục để linh vật hay thánh thần nhận chủ nhân. Quá trình khai quan sẽ bao gồm lễ cúng, khấn và đọc thông tin chủ nhân. Sau khi khai quang, linh vật và thánh thần sẽ phù trợ.

Quy trình khai quang điểm nhãn khá đơn giản bạn có thể tự làm hoặc nếu cảm thấy khó có thể nhờ thầy xem cho ngày đẹp khai quang:

→ Bước 1: Xem ngày tốt xấu & cần lựa chọn một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ

→ Bước 2: Theo cách thức xem tử vi thì cần lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa. ( Có thể thay thế bởi nước thanh tịnh sạch sẽ)

→ Bước 3: Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ .

→ Bước 4: Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.

→ Bước 5: Sau lúc lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ .

→ Bước 6: Lấy một ít nước chè(nước trà) vẩy vào mắt Tượng cóc ba chân (đây còn được gọi là khai quang điểm nhãn theo tử vi thiết kế kiến thiết kiến trúc).

→ Bước 7: Tượng cóc ba chân thông nhân tính, vì vậy Vì vậy khi khai quang đặc biệt nhất chỉ có mình ở đó, Tượng cóc ba chân sau khi khai quang người tiên phong nó nhìn thấy là bạn sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn.

(Nguồn Internet)

Cách khai quan điểm nhãn Ông Cóc (Thiềm Thừ)
Cách khai quan điểm nhãn Ông Cóc (Thiềm Thừ)

Cần lưu ý gì khi khai đặt Ông Cóc (Thiềm Thừ) ở bàn thờ Thần Tài?

Ông Cóc ngậm tiền ở bàn thờ Thần Tài là vật phẩm không bắt buộc phải thờ cúng. Do vậy, nếu đã thờ cúng thì chúng ta phải tìm hiểu kĩ và thực hiện theo cho đúng, tránh phạm phải những điều không hay.

Sau đây, dịch vụ đồ cúng Biên Hòa xin gửi đến quý bạn đọc một số điều lưu ý như sau:

→ Không được di chuyển Ông Cóc nhiều lần

Nhiều người cho rằng: Sáng ra thì nên quay Ông Cóc ra hướng ngoài cửa tối đến mới cho quay vào trong nhà. Tuy nhiên, điều này là không đúng, khiến tài lộc bị xua đuổi.

→ Không nên lau cóc nhiều lần. Mỗi năm chỉ được lau khoảng 05 lần vào các ngày âm lịch 06/02 – 02/06 – 14/07 – 12/09 và 22/12.

→ Đặt Ông Cóc đúng hướng. Qúy gia chủ nên lựa chọn mẫu Ông Cóc phù hợp với tuổi và phong thủy của gia đình.

KẾT LUẬN:

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về cách đặt Ông Cóc (thiềm thừ) ở bàn thờ Thần Tài một cách chi tiết nhất. Ông Cóc ngậm tiền là biểu tượng cho sự giàu có và tiền bạc. Vì vậy việc đặt cóc ngậm tiền trong nhà đúng phong thủy, đúng hướng sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng thần tài gia đình, doanh nghiệp, cửa hàng, công ty,… thì có thể liên hệ qua hotline: 19003010 hoặc Fanpage để được hỗ trợ và tư vấn gói cúng cho phù hợp.

>>> Xem thêm thông tin bổ ích tại:

Cúng thần tài mùng 10 tháng giêng gồm những gì? Vào giờ nào?

[Chuẩn] Văn khấn thần tài ngày rằm, mùng 1, mùng 10 hàng tháng!

[Chuẩn] Cách bỏ bàn thờ thần tài cũ & Cách thay bàn thờ thần tài mới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *