[Chuẩn] Cách bỏ bàn thờ thần tài cũ & Cách thay bàn thờ thần tài mới!

Khi đọc được bài viết này của dịch vụ đồ cúng Biên Hòa, chắc hẳn quý bạn đọc đang loay hoay đi tìm câu trả lời cho cách bỏ bàn thờ Thần Tài cũ và cách thay bàn thờ Thần Tài mới như thế nào là đúng. Bàn thờ thần tài cũng giống như những bàn thờ khác, nó mang ý nghĩa tâm linh quan trọng. Do vậy, chúng ta phải cẩn thận trong việc bỏ cũ thay mới để tránh phạm phải những điều không hay.

Chúng tôi hiểu được những điều mà quý bạn đọc đang gặp phải. Vì thế, dịch vụ đồ cúng Biên Hòa sẽ đã làm nội dung cho bài viết này. Hãy cùng đọc và theo dõi nhé!

Ý nghĩa của lễ cúng Thần Tài
Ý nghĩa của lễ cúng Thần Tài

Contents

Ý nghĩa của truyền thống thờ cúng thần tài

Theo truyền thống của người Việt Nam, hình tượng ông thần tài thường được xuất hiện với hình ảnh một nhân vật râu tóc trắng bạc phơ, ngồi trên ghế vàng tay cầm vàng thỏi, khuôn mặt rất hiền từ và phúc hậu.

Ông bà ta quan niệm rằng: Thần tài là vị thần sẽ giúp mang đến nhiều tài lộc cho gia đình nào thờ cúng ông. Do vậy, hầu hết các gia đình Việt Nam, các doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh điều thờ cúng ông.

Ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm là ngày vía Thần Tài lớn nhất trong năm. Ngoài ra, những người làm ăn kinh doanh, họ còn cúng vía Thần Tài vào mùng 10 âm lịch hàng tháng.

Việc thờ cúng thần tài trong tiềm thức của người Việt Nam giúp mang lại một lợi ích tinh thần vô cùng to lớn giúp các gia đình, doanh nghiệp làm ăn được may mắn, suôn sẻ và phát tài, phát lộc.

Khi nào nên bỏ bàn thờ Thần Tài cũ?

Như chúng ta đã biết, bàn thờ Thần Tài là nơi trang nghiêm để gia chủ bày tỏ lòng thành và sự biết ơn của mình với Thần Tài, Ông Địa. Họ hi vọng với sự thành tâm của mình, các vị thần sẽ mang lại sự may mắn và tài lộc.

Trong một số trường hợp, chúng ta phải bắt buộc phải thay bàn thờ Thần Tài mới. Cụ thể:

  • Bàn thờ Thần Tài đã quá cũ kỹ, mục nát.
  • Chuyển nhà, chuyển cửa hàng, công ty nên buộc phải di chuyển địa điểm thờ cúng.
  • Nhiều gia đình, cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp muốn thay đổi phong thủy để làm ăn được tốt hơn, may mắn hơn.

Có nên dùng bàn thờ thần tài cũ không?

Đến đây sẽ có nhiều quý gia chủ thắc mắc: Vậy có nên dùng bàn thờ Thần Tài cũ không? Câu trả lời sẽ được dịch vụ đồ cúng Biên Hòa giải đáp một cách chi tiết như sau:

  • Nếu bàn thờ cũ đó là của gia đình, gia chủ có thể dùng lại được, không sao cả. Khi di chuyển bàn thờ Thần Tài cũ đến vị trí mới thì gia đình sẽ làm lễ cúng xin phép các vị thần.
  • Trong trường hợp, bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cũng như những bàn thờ khác của chủ khác thì việc sử dụng lại là điều tối kỵ và không nên. Việc sử dụng lại bàn thờ cũ cũng sẽ khiến cho gia đình gặp nhiều điều không may khi sinh sống tại nhà ở mới.

Bởi lẽ bàn thờ Thần tài – Thổ địa là nơi linh thiêng, sang trọng, một phần thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản “ngân khố” trong gia đình. Nếu để vị Thần của mình sống trong một “ngôi nhà” của người lạ, điều này theo dân gian gọi đó là phỉ báng coi thường thần linh.

Cách thay bàn thờ Thần Tài cũ
Cách thay bàn thờ Thần Tài cũ

[Hướng dẫn] Cách thay bàn thờ Thần Tài cũ

Qúy gia chủ có thể tham khảo các bước thực hiện như sau:

Cúng bỏ bàn thờ Thần Tài cũ

Khi bỏ bàn thờ thần tài cũ thì cần phải có lễ cúng bỏ theo thủ tục phong thủy. Chuẩn bị đồ cúng lễ gồm xôi, giò, gạo, muối, nước, rượu trắng, mâm ngũ quả có màu sắc tươi, trầu cau, thẻ nhang và tiền vàng.

Cách xử lý bàn thờ Thần Tài cũ

Việc bỏ và thay bàn thờ Thần Tài đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và lòng thành của gia chủ. Do đó, cách thay bàn thờ Thần Tài cũ cần phải được tuân thủ những điều sau:

→ Gia chủ phải vái 3 lạy trước bàn thờ Thần Tài và khấn các thần cho phép giải bàn thờ. Trước khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần chuẩn bị mâm cơm đầy đủ cúng bàn thờ tổ tiên, thần linh.

→ Nếu đồ vật bằng gỗ, gia chủ nên hóa thành tro rồi rải trực tiếp xuống ao hồ xung quanh nhà nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với các vật phẩm thờ cúng không dùng nữa.

→ Nếu chuyển bát nhang thờ Thần Tài sang nơi khác, gia chủ cần dùng một tấm khăn đỏ che lại không để bát hương lộ thiên nhằm tránh các “vong” vãng lai nhập vào.

→ Ngoài ra, gia chủ lưu ý không được nhầm lẫn bát hương thờ Thần Tài với các bát hương thờ khác. Khi nén nhang đã cháy hết, gia chủ có thể hóa cùng tiền vàng mã, sau đó thả trôi theo đồ thờ Thần Tài.

(Nguồn tham khảo: Internet)

[Hướng dẫn] Cách thay bàn thờ Thần Tài mới

Trước khi thực hiện lễ cúng thay bàn thờ Thần Tài mới, quý gia chủ nên lựa chọn bàn thờ Thần Tài như đúng nguyện vọng trước. Sau đó:

Chọn ngày cúng thay bàn thờ Thần Tài mới

Thông thường theo kinh nghiệm dân gian ngày mùng 1 và ngày rằm là hai ngày tốt nhất để thay bàn thờ mới. Ngoài ra, gia chủ có thể chọn ngày cúng hợp tuổi với gia chủ.

Cách thay bàn thờ Thần Tài mới
Cách thay bàn thờ Thần Tài mới

Lễ vật trong mâm cúng thay bàn thờ Thần Tài mới

Tùy theo vùng miền và văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, việc chuẩn bị lễ vật cúng ít nhiều có sự khác nhau, Tuy nhiên về cơ bản phải có những lễ vật sau:

  • Bình hoa
  • Trầu cau
  • Gà luộc
  • Đĩa xôi đỗ.
  • 1 chai rượu trắng, để rót ra ba cái chén.
  • Trái cây cúng Thần Tài
  • 1 cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
  • 1 bát nước lã sạch.
  • 1 con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
  • 1 bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa (dâng cúng quan Thổ công, thổ địa).
  • Sớ thiên di linh vị thần Tài.
  • Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.
Văn khấn cúng thay bàn thờ Thần Tài mới
Văn khấn cúng thay bàn thờ Thần Tài mới

Văn khấn cúng thay bàn thờ Thần Tài mới

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần kèm theo lạy 3 cái)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

“Hôm nay là ngày……tháng….. năm…

Tín chủ con là:……………, tuổi…..

Hôm nay con xin thành tâm tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Mong cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia.

Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận thì dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển bàn thờ đắc đáo linh địa; Cư trung chính gia trung; Tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an; Xin mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành; Mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ tên: ……………………. cùng toàn gia đình chúng con xin dập đầu bái tạ!”

KẾT LUẬN:

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về cách thay bàn thờ Thần Tài cũ và cách thay bàn thờ Thần Tài mới một cách chi tiết nhất. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bàn thờ Thần Tài là nơi thờ cúng linh thiêng, do vậy, chúng ta cần phải chỉnh chu và thực hiện mọi việc bằng sự thành tâm của mình.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng thần tài gia đình, doanh nghiệp, cửa hàng, công ty,… thì có thể liên hệ qua hotline: 19003010 hoặc Fanpage để được hỗ trợ và tư vấn gói cúng cho phù hợp.

>>> Xem thêm thông tin bổ ích tại:

Cúng thần tài mùng 10 tháng giêng gồm những gì? Vào giờ nào?

[Chuẩn] Văn khấn thần tài ngày rằm, mùng 1, mùng 10 hàng tháng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *