Lễ cúng rước Ông Táo là lễ cúng truyền thống vào dịp cuối năm của các gia đình Việt. Để lễ cúng được trọn vẹn ý nghĩa, ngoài việc chuẩn bị lễ vật cúng, gia chủ cần phải chuẩn bị nội dung văn khấn rước Ông Táo về nhà đêm 30 Tết.
Ở bài viết này, dịch vụ đồ cúng Biên Hòa sẽ hướng dẫn quý gia chủ chuẩn bị nội dung bài khấn cúng rước Ông Táo đêm giao thừa. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Vì sao phải cúng rước Ông Táo về nhà đêm 30 Tết?
Lễ cúng rước Ông Táo về nhà mang nhiều nét đẹp truyền thống và tâm linh tín ngưỡng. Nghi lễ cúng rước Ông Táo về nhà là một dịp đặc biệt để mỗi gia đình bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng vì các Táo đã cai quản gian bếp và duy trì nếp sống sinh hoạt đều đặn cho cả nhà.
Ông bà ta quan niệm rằng: Ông Táo sẽ lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng trong vòng 7 ngày, tính từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết) đến ngày 30 tháng Chạp (30 Tết). Vì vậy, vào ngày 30 tháng Chạp, chúng ta sẽ cúng rước ông Táo về nhà. Nếu năm đó không có ngày 30 thì sẽ thực hiện lễ cúng vào ngày 29.
Tùy theo vùng miền và truyền thống tín ngưỡng của từng gia đình, ngày giờ cúng ít nhiều sẽ có những sự khác nhau. Vì thế, nếu có sự khác nhau về cách cúng rước Ông Táo giữa các gia đình thì chúng ta cũng đừng quá ngạc nhiên về điều này.
Nội dung văn khấn rước Ông Táo về nhà đêm 30 Tết
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần
Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Khúc Tào phán quan.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm… (tên năm Âm lịch), chúng con là…, sinh năm…, nơi ở hiện tại…
Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường, thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật! (nói 3 lần, cúi lạy 3 lần).
KẾT LUẬN:
Đồ cúng Biên Hòa hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất về nội dung văn khấn rước Ông Táo về nhà đêm 30 Tết. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, lễ vật trong mâm cúng Ông Táo không cần phải quá cầu kỳ, tuy nhiên phải bày tỏ được lòng thành của mình.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương, động thổ,… thì có thể liên hệ qua hotline: 19003010 hoặc Fanpage để được hỗ trợ và tư vấn gói cúng cho phù hợp.
>>> Xem thêm: [Trả lời] Rước Ông Táo về nhà ngày nào? Giờ nào là #đúng nhất!