[1] Văn khấn đình làng (văn khấn Thành Hoàng làng) #chuẩn nhất!

Đình làng là nơi thờ cúng Thành Hoàng – Những vị anh hùng có công lao to lớn với công cuộc xây dựng và bảo vệ làng quê. Ngoài ra, đây cũng là nơi tụ họp và sinh hoạt của các thành viên trong làng vào những dịp đặc biệt. Nếu lần đầu tiên các bạn tìm hiểu về lễ cúng đình làng thì sẽ có nhiều điều để thắc mắc đúng không nào?

Ở bài viết này, dịch vụ đồ cúng Biên Hòa sẽ lần lượt giải đáp, hướng dẫn quý bạn chuẩn bị lễ vật và văn khấn đình làng một cách chi tiết, đầy đủ nhất.

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa – Chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói theo đúng yêu cầu của quý khách hàng tại TPHCM, Đồng Nai, Biên Hòa,… Chúng tôi hi vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích và cần thiết nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Ý nghĩa của đình làng
Ý nghĩa của đình làng

Contents

Nguồn gốc và ý nghĩa của đình làng

Đình làng được xem như là một công trình kiến trúc có từ rất lâu đời, gắn liền với lịch sử của địa danh đó. Danh sách một số đình làng vẫn còn bảo tồn đến ngày nay là: Đình Lỗ Hạnh, đình Là, Đình Tây Đằng,…

Như đã phân tích ở trên, đình làng là nơi thờ cúng Thành Hoàng Làng – người có công thành lập, xây dựng và bảo vệ làng.

Đình làng xuất hiện vào thời Lê Sơ và định hình vào thờ nhà Mạc. Qúa trình phát triển kiến trúc đình làng diễn ra vào thế kỉ 15 đến thế kỉ 18. Có thể nói rằng, vào cuối thế kỉ 18, các kiến trúc về đình làng được hoàn thiện và chỉnh chu nhất.

Đình làng được thiết kế giống như một ngôi nhà to, rộng và được dựng bằng cột gỗ tròn to, thẳng tắp trên những tảng đá lớn. Tường đình làng được xây bằng gạch, mái lợp ngói mũi hài, bốn góc mái làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, người dân nơi đây gọi là “lưỡng long chầu nguyệt” hay “lưỡng long tranh châu”.

Sân đình ốp gạch sạch sẽ. Bên trong đình, gian giữa có bàn thờ để thờ Thành Hoàng. Ngoài ra, nhiều đình còn trang trí thêm tấm bình phong, hình ảnh điêu khắc trên đó là đồ án Long Mã hoặc tạc hình con hổ nhìn ra để trấn trạch.

Văn khấn đình làng
Văn khấn đình làng

Lễ vật dâng cúng đình làng gồm những gì?

Cho đến nay, vẫn không có tài liệu nào quy định rõ ràng về danh sách các lễ vật dâng cúng đình làng. Tùy vào văn hóa và truyền thống tín ngưỡng vùng miền thì việc chuẩn bị lễ vật ít nhiều có sự khác nhau.

Chúng ta có thể dâng cúng lễ vật chay hay lễ vật mặn điều được. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải bày tỏ được lòng thành và sự thành tâm của mình.

Dưới đây là một số gợi ý về mâm cúng đình làng, quý bạn đọc có thể tham khảo:

  • Lễ vật chay: xôi, chè, giò, chả, bánh,… Lễ vật chay dâng ở bàn thờ Thánh Mẫu, bàn thờ Phật, Bồ Tát (nếu có).
  • Lễ vật mặn: gà, lợn, giò, chả, các món mặn khác. Lễ vật dâng cúng phải được nấu chín và bày trí gọn gàng, tinh tế.
  • Bàn thờ cô, thờ cậu: Dâng bánh kẹo, lược, gương,… những món đồ mà trẻ nhỏ thích thú.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: nên dâng đồ chay là tốt nhất.

Văn khấn đình làng (Văn khấn Thành Hoàng Làng)

Dưới đây là nội dung văn khấn Thành Hoàng làng một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Nội dung bài văn khấn tương đối dài và khó nhớ, do vậy, chúng ta có thể in ra khổ giấy A4 để dễ đọc, chỉnh chu.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(âm lịch)

Hương tử con đến nơi ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

 

Cách cúng đình làng (Thành Hoàng Làng)
Cách cúng đình làng (Thành Hoàng Làng)

Cách cúng và dâng lễ đình Thành Hoàng làng

Đến đây sẽ có nhiều quý gia chủ thắc mắc về cách cúng và dâng lễ đình làng. Việc tìm hiểu những điều này sẽ giúp chúng ta tránh phạm phải những điều kiêng kỵ và tạo nên ý nghĩa trọn vẹn của lễ cúng.

Đầu tiên, người ta sẽ dâng lễ thần Thổ Địa của đình trước, đây được gọi là lễ trình. Chúng ta tuyệt đối không thể bỏ qua lễ cúng này.

Tiếp theo, chúng ta sẽ thực hiện dâng lễ và khấn vái các vị thần. Sửa sang lại lễ vật, bày ra các mâm và khay chuyên dùng để sắp xếp mâm cúng tại đình.

Thành kính đặt lễ vật vào các ban, lễ vật được đặt từ ban chính trở ra ban ngoài cùng. Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

Chúng ta nên thắp hương từ trong ra ngoài và số lẻ nén nhang, thông thường sẽ thắp 3 nén nhang. Chúng ta nên thắp hương ở ban thờ chính của điện trước.

KẾT LUẬN:

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về văn khấn đình làng (văn khấn Thành Hoàng làng) một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Lễ vật dâng cúng không quá cầu kỳ, điều quan trọng nhất là lòng thành của mình.

Nếu quý bạn đọc có nhu cầu đặt mâm cúng trọn gói rằm, mùng 1, cúng động thổ khai trương, đầy tháng thôi nôi,… có thể liên hệ về số hotline 19003010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm thông tin bổ ích tại:

[Chi tiết] Nội dung văn khấn cầu bình an tại nhà chuẩn ý nghĩa!

[Hướng dẫn] Chuẩn bị lễ vật & văn khấn chùa Hương chi tiết nhất!

[Nội Dung] Văn khấn Đền Mẫu Âu Cơ chi tiết, đầy đủ ý nghĩa nhất!

[Chi tiết] Nội dung văn khấn miếu, đình làng #chuẩn ý nghĩa!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *