[Tham khảo] Lễ vật, văn khấn và cách cúng Tảo Mộ chuẩn nhất!

Khi đọc được bài viết này của dịch vụ đồ cúng Biên Hòa chắc hẳn quý bạn đọc đang loay hoay trong việc tìm hiểu về lễ cúng tảo mộ đúng không nào. Tảo mộ là gì? Khi đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì? Lễ vật và văn khấn tảo mộ như thế nào đúng chuẩn tâm linh? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa chuyên cung cấp dịch vụ mâm cúng trọn gói theo yêu cầu của quý khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong mảng dịch vụ đồ cúng, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích nhất cho quý bạn đọc.

Tảo mộ là gì? Ý nghĩa của lễ tảo mộ
Tảo mộ là gì? Ý nghĩa của lễ tảo mộ

Contents

Tảo mộ là gì? Ý nghĩa của lễ tảo mộ

Tảo mộ là nét văn hóa đẹp, là phong tục được hầu hết các gia đình Việt thực hiện vào những ngày cuối năm của tháng 12 âm lịch. Hiểu một cách đơn giản, tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, sửa sang và quét dọn mồ mã tổ tiên ông bà.

Mỗi lễ cúng điều mang một ý nghĩa khác nhau. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta lại thực hiện lễ cúng tảo mộ đúng không nào.

Ông bà ta quan niệm rằng, lễ tảo mộ mang ý nghĩa truyền thống tâm linh và tính dòng tộc rõ nét. Cụ thể:

  • Đây chính là dịp để bày tỏ lòng thành kính đối với các thế hệ đi trước, tổ tiên ông bà.
  • Là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, ôn lại kỷ niệm. Từ đó, chúng ta có thể động viên nhau, cùng nhau cố gắng học hành và làm việc để phát triển gia đình.

Với các dòng tộc lớn, họ sẽ quy định rõ ràng một ngày nào đó trong tháng Chạp để con cháu tập trung đông đủ, thực hiện lễ tảo mộ một cách nghiêm trang và chỉnh chu nhất.

Cần lưu ý gì khi đi tảo mộ?
Cần lưu ý gì khi đi tảo mộ?

Đi tảo mộ cần chuẩn bị những dụng cụ gì?

Như đã phân tích ở trên, tảo mộ là dịp con cháu dọn dẹp và sửa sang lại mồ mả cho ông bà. Vì vậy, khi đi tảo mộ, chúng ta nên chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Cuốc, rựa dùng để mở đường, dẩy cỏ trên mồ mã để sạch sẽ, ông bà tổ tiên thấy đường về ăn tết cùng con cháu.
  • Nhang, giấy cúng: Thông thường sau khi tảo mộ xong mộ mã nào thì con cháu thường thắp nhang, khấn vái và đốt giấy cúng.

Điều cần lưu ý ở đây đó là: Khi tảo mộ, chúng ta nên kiểm tra xem thử xung quanh mộ mã có bị tổ mối, tổ kiến hay côn trùng gì phá hoại không. Nếu phát hiện thì nên xử lý để chúng không đục phá mồ mã.

Lễ vật cúng tảo mộ gồm những gì?

Sau đây, dịch vụ đồ cúng Biên Hòa xin gửi đến quý bạn đọc danh sách các lễ vật có trong mâm tảo mộ. Tùy theo vùng miền và truyền thống tín ngưỡng của từng gia đình, việc chuẩn bị lễ vật ít nhiều sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản sẽ có những lễ vật sau:

  • Hoa quả tươi.
  • Trầu cau.
  • Rượu.
  • Chè.
  • Nước
  • 1 mâm lễ chay hoặc mặn.
  • 1 bộ tam sên
  • Nhang, đèn, giấy ngũ sắc, vàng mã.

[Chi tiết] Văn khấn cúng tảo mộ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con kính lạy:

Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần.
Ngài Thổ Địa Ngũ Phương Long Mạch Tôn Thần.
Các ngài Tiền Thần Chu Tước, Hậu Thần Huyền Vũ, Tả Thần Thanh Long, Hữu Thần Bạch Hổ cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh…

Hôm nay là ngày… tháng… năm… nhằm tiết… Chúng con là:… thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư Vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:… hiện phần mộ an táng ở nơi này.

Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối.

Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.

Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm… (đọc tên các đồ mã dâng cho vong).

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

 

Lễ vật cúng tảo mộ
Lễ vật cúng tảo mộ

Cần lưu ý gì khi đi tảo mộ?

Dưới đây là một số điều cần lưu ý để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ không hay xảy xa. Cụ thể:

  • Các thành viên phải bày tỏ được lòng thành kính và sự thành tâm của mình.
  • Giữ trật tự, tránh gọi tên nhau và nói chuyện lớn khi đang tảo mộ.
  • Khi chuẩn bị lễ cúng và hóa vàng, chúng ta nên gọi tên người đã mất để ông bà tổ tiên có thể nhận được những gì bạn gửi cho họ.
  • Khi đi tảo mộ, tốt nhất là đi vào buổi sáng hoặc phải trước 3h chiều. Ông bà ta quan niệm rằng, đây chính là thời điểm thích hợp nhất để tảo mộ, âm dương hòa hợp.

KẾT LUẬN:

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc của mình về lễ cúng tảo mộ. Theo truyền thống, lễ tảo mộ sẽ được các thành viên trong gia đình thực hiện vào tháng Chạp cuối năm. Với những tộc họ lớn, họ sẽ quy định một ngày rõ ràng trong tháng chạp để con cháu về đông đủ.

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói theo đúng yêu cầu, giao hàng tận nơi và bày trí mâm cúng đẹp mắt.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng thôi nôi, đầy tháng, khai trương, động thổ, cúng nhà mới,… thì có thể liên hệ theo số hotline 19003010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hướng dẫn.

>>> Xem thêm thông tin bổ ích tại:

[Hướng dẫn] Cách chuẩn bị lễ cúng 49 ngày chi tiết, ý nghĩa nhất!

[Chi tiết] Cách chuẩn bị lễ cúng 100 ngày mất chuẩn tâm linh Việt!

[Chi tiết] Cách chuẩn bị lễ vật, văn khấn và cách cúng giỗ đầu!

Xả tang là gì? [Giải đáp] 5+ Thắc mắc cần biết về lễ cúng xả tang!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *