[Chi tiết A-Z]: Văn khấn đền phủ. Cách cúng đền cúng phủ

Văn khấn đền phủ là một phần không thể thiếu với các tin đồ tham gia hành lễ tại các đền, phủ, miếu. Một phần nghi lễ là nét văn hoá truyền thống dân tộc được lưu truyền và một phần là thể hiện lòng thờ kính với các vị thần, các thánh. Với một tín đồ tham gia nghi thức lễ cúng tại đền phủ chuẩn bị văn khấn là chưa đủ mà còn chuẩn bị thêm lễ vật khác,… Nói tóm lại là trong bài biết này, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà chia sẻ đến mọi người những thông tin có giá trị khi tham gia nghi lễ đền phủ.

Văn khấn đền phủ
Văn khấn đền phủ

Contents

Đền, phủ là gì?

Đền, phủ, đình, miếu,.. đều là những nơi để các tín đồ và du khách khắp nơi đổ về thờ cúng nhằm cầu xin may mắn, tài lộc. Nhưng mỗi tên gọi đều mang giá trị khác nhau.

  • Đền là công trình có kiến trúc cổ xưa để thờ thần hoặc thánh nhân lịch sử. Chẳng hạn như đền Hùng, đền Sóc, đền Kim Liên,…
  • Miếu là dạng di tích văn hoá theo tín ngưỡng dân gian và có quy mô nhỏ hơn đình. Ví dụ như miếu Cô, miếu Cậu, Miếu Nổi,…
  • Miếu nhỏ còn gọi là Miễu (theo cách gọi của người miền Nam).
  • Phủ là gì? Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, phủ là nơi thờ thánh Mẫu mang quy mô của một trung tâm tại địa phương đó. Cũng có vùng miền gọi là tự.
  • Đình có đặc điểm như Phủ mang tính trung tâm trong phạm vi ngôi làng, là nơi để hội hợp dân làng. Thường là nơi thờ Thành hoàng.

>>Có thể bạn chưa biết<<:

[Hướng dẫn]: Cúng tam tai, cách cúng tam tai và chọn ngày cúng

[Hướng dẫn A-Z]: Cúng xả xui. Cách cúng xả xui phổ biến

[Giải đáp a-z]: Cúng ông chuồng bà chuồng ngày nào?

[Trả lời a-z]: Cúng cầu an tại nhà có được không?

Phân biệt đền phủ miếu
Phân biệt đền phủ miếu

Ý nghĩa lễ cúng tại đền phủ

Lễ cúng là một văn hoá được tổ chức đều đặn hàng năm nhằm tưởng nhớ các vị thần, thánh Mẫu, thành Hoàng có công với đất nước. Một trong những truyền thống tín ngưỡng lâu đời và được duy trì qua các thế hệ. Thời điểm diễn ra các lễ cúng tại đền phủ khác nhau, quy mô và số lượng lớn nhỏ khác nhau. Du khách từ khắp phương đồ về.

Ngoài ra, lễ cúng là dịp để các tín đồ giải toả, nỗi lo âu. Mong được thần linh giúp đỡ, che chở những khó để đến với ngày mai tươi sáng hơn. Lễ cúng còn là cơ hội để các tín đồ tham quan, du lịch.

Cách cúng đền, cúng phủ

Nếu các nghi thức thờ cúng như cúng động thổ, cúng khai trương, cất nóc nhà,… cần có quy trình thực hiện các bước. Thì với lễ cúng tại đền, tại phủ,.. là những địa điểm tổ chức với quy mô cộng đồng nên gọi là lễ trình. Lễ trình này gồm thứ tự những việc cần thực hiện với người tham gia hành lễ tại đền, chùa, miếu, phủ,…

Như chúng ta đã biết, thổ công là vị thần cai quản đất đai và nhà cửa. Vì thế tại đền phủ cũng có ngài thổ Công. Và người tham gia phải làm nghi lễ cáo với thần linh thổ địa nơi dâng lễ.

Tiếp theo, sẽ là bàn thờ chính với đặc điểm có không gian vô cùng rộng lớn và đặt nhiều bàn thờ. Khi đặt lễ vật dâng lễ, sẽ dâng bằng hai tay thể hiện sự tôn kính. Và thứ dâng lễ từ ban trong ra các ban ngoài. Với việc thắp hương và làm lễ cúng cũng theo thứ tự này.

Tiếp đến là việc thắp hương. Thông thường, bên trong ban thờ chính điện được theo hàng đọc tại gian giữa sẽ được thắp trước. Đến các ban nằm hai bên. Và cuối cùng  là đi ra các ban bên ngoài. Khi thắp hương nên dùng số lượng nén nhang là số lẻ: 1, 3, 5, 7. Thường 3 nén nhang là phổ biến.

*Các lưu ý khi cúng đền:

  • Khi thắp hương, lửa cháy ăn nhang. Đặt 2 hai chạm vào nhau trước trán, vái 3 cái rồi cắm chân hương nhang vào bàn thờ.
  • Nếu có sớ tâu hoặc bàn khấn in sẵn, thì kẹp giữa 2 bàn tay hoặc đặt lên dĩa nhỏ bằng hai tay. Đưa lên trán và vái 3 lần.
  • Sau khi cúng đền có thể tham quan cảnh tại đền, phủ. Tránh trường hợp chưa thực hiện lễ cúng đi ngắm cảnh làm mất đi giá trị nghi thức thờ cúng.
Cách cúng đền cúng phủ
Cách cúng đền cúng phủ

Cúng đền phủ cần mang những gì?

Bên trong các đền phủ thường nhiều ban thờ khác nhau, mỗi ban thờ có thể đặt lễ vật cúng giống nhau. Hoặc chỉ đặt lễ vật đặc trưng nhất đinh. Như vậy, du khách hoặc tín đồ hành lễ cần nhớ những loại mâm cúng như sau. Nếu không nhớ thì ghi chép vào sổ tay.

  • Lễ chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Cũng có thể dâng lên bàn thờ tam toa thánh mẫu.
  • Lễ mặn: gồm có gà luộc hoặc vịt luộc, heo quay, giò chả,… được chế biến cẩn thận và đặt trên ban thờ Ngũ vị quan (còn gọi là ban công đồng). Nếu đó ban thần Thành hoàng thì nên đặt một phần lên ban thờ này.
  • Lễ sống: thịt mồi (thịt lợn sống khoảng vài lạng), muối, gạo, trứng. Chia đều thành 5 phần và dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ
  • Cỗ mặn sơn trang: đó là vật phẩm như cua, ốc, chanh, ớt,… Chia làm 15 phần đặt tại ban sơn trang. Số 15 ngày bao gồm: 1 vị chúa, 2 vị hầu cận và 12 cô sơn trang.
  • Lễ vật dành cho ban thờ Cô, thờ Cậu: thường là những đồ chơi cho trẻ nhỏ, được bọc trong những tiếc túi xinh xắn.
Cúng đền phủ cần mang những gì
Cúng đền phủ cần mang những gì

Văn khấn đền phủ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương Trời, lạy mười phương Đất, chư Phật mười phương, mười phương chư Phật.

Con tấu lạy Vua Cha bách bái, Tam vị Quốc Vương Mẫu ngàn trùng.

Tam phủ Công đồng, Tứ phủ vạn linh.

Con tấu lạy Đức Trần triều thượng đẳng cao xa, nhị vị Vương Bà bách bái (nếu đền, phủ có cung/ban thờ Trần triều).

Con tấu lạy Ngũ vị Tôn Ông, công đồng Quan lớn, hội đồng các quan.

Con tấu lạy Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Ông Hoàng, Tứ phủ Tiên Cô, hội đồng Thánh Cậu, Năm dinh Quan lớn, Mười dinh các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể*.

Con tấu lạy quan cai đầu đồng, chầu thủ bản mệnh, đương niên hành khiển Thái Tuế Chí Đức tôn thần, Đương Cảnh Thành hoàng liệt vị đại vương tôn thần.

Con lạy Cô Bé, Cậu Bé thủ đến thủ phủ.
Hôm nay ngày… tháng… năm… (âm lịch).
Tín chủ con là… (có thể khấn kèm tên các thành viên khác trong gia đình).
Ngụ tại…

Nhất thiết chí thành đem miệng về tâu đem đầu bái yết… (tên nơi đền phủ đang hành lễ).

Thành tâm tu thiết Nhang – Đăng – Quả – Phẩm – Kim ngân, lễ bạc lòng thành, cúi xin chư vị giáng lâm giáng lai, giáng đài giáng điện, bảo hộ phù trì quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.

Chấp lễ chấp bái, chấp kêu chấp cầu, nhất tội nhất xá, Vạn tội vạn xá, phù hộ độ trì cho nội gia ngoại viên chúng con: già được mạnh khỏe, trẻ được bình an, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, cầu vô sự đắc vô sự, câu công danh đắc công danh, cầu hạnh phúc thành hạnh phúc (Phần này
có thể tự bổ sung một cách ngắn gọn những nguyện ước chính đáng của bản thân hoặc người thân).

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Vậy là, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà đã chia sẻ đến quý vị có nhu cầu tham gia hành lễ về những thông tin cần thiết. Hy vọng rằng, quý vị chuẩn bị đầy đủ lễ vật cần thiết tham gia nghi thức tại đền phủ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói theo nhu cầu. Chỉ cần ALO 1900 3010 là quý khách đã được tư vấn miễn phí, kèm theo đó là được giao mâm cúng tận nơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *