Mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời gồm những gì?

Mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời gồm những gì? – Đây là câu hỏi được rất nhiều người đang quan tâm bởi vì lễ vật trên mâm cúng mỗi gia đình khác nhau. Là một quốc gia có tỉ lệ tin vào tín ngưỡng tâm linh chiếm hơn 80% dân số, do đó quan niệm mỗi khu vực và địa phương sẽ có chút ít sự khác biệt. Tuy nhiên để giúp quý vị biết được lễ vật chính yếu và cần thiết. Mời bạn đọc theo Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà tham khảo thêm chi tiết bài viết dưới dây nhé.

Contents

Cúng giao thừa là gì?

Cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch, diễn ra vào khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Sở dĩ có cái tên trừ tịch vì trong đêm giao thừa con có ý “trừ khử ma quỷ”. Ngoài ra những điều xui rủi cũng sẽ được chôn vùi cùng thời gian quá khứ. Bên cạnh đó, là để tiễn đưa bị Hành Khiển năm cũ và chào đòn vị thần mới tiếp nhận bàn giao và coi khiển việc dân gian.

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì
Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?

Theo quan niệm dân gian, mỗi mảnh đất, nhà cửa đều trong phạm vi cai quản của thổ thần. Chủ nhà thực hiện mâm cúng trong nhà để cảm ơn ngài đã che chở cho gia đình và bản thân cho năm vừa qua. Mâm cúng giao thừa trong nhà còn thể hiện thành ý với ông bà gia tiên đã giúp đỡ con cháu và cũng nhân dịp sang năm mới, mời ông bà về với con cháu trong nhà.

Do đó mâm cúng trong nhà nhiều hay ít, to hay nhỏ, còn phụ thuộc vào điều kiện cho phép mỗi gia đình. Cụ thể gồm những lễ vật sau:

  • Hoa tươi
  • Trái cây
  • Rượu
  • Trà
  • Đèn hoặc nến
  • Vàng mã
  • Xôi
  • Gà trống tơ luộc (hoặc thủ lợn)
  • Bánh chưng
  • Trầu cau

>>Có thể bạn chưa biết<<: Cúng giao thừa có cần gạo muối, gà trống

Lễ vật cơ bản cho mâm cúng giao thừa trong nhà
Lễ vật cơ bản cho mâm cúng giao thừa trong nhà

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Khác với mâm cúng giao thừa trong nhà, mâm cúng ngoài trời là sự tiễn đưa vị thần khiển năm cũ, chào đón năm mới. Lúc vị thần mới nhậm chức sẽ đi vi hành ngang trước cửa chứ không có thời gian để vào từng nhà. Vì thế mâm cúng ngoài trời còn có ý nghĩa thể hiện thành ý với ngài.

Trên mâm cúng ngoài sẽ bao gồm mũ chuồn của ông Táo. Theo dân gian, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là để tiễn đưa Táo quân về trời và ngày giao thừa là chào đón ông Táo trở về nhà mới với mọi người.

Đặc biệt trong mâm cúng ngoài trời còn ý nghĩa vô cùng nhân đạo. Đó là rải gạo để chúng sinh không nơi nương tựa có cái ăn no đủ và muối là muốn xua đuổi ma quỷ để tránh bị quấy nhiễu ngày đầu năm. Vì vậy, lễ vật mâm cúng giao thừa ngoài trời như sau:

  • Hoa tươi
  • Trái cây
  • Rượu
  • Trà
  • Đèn hoặc nến
  • Vàng mã
  • Xôi
  • Gà trống tơ luộc (hoặc thủ lợn)
  • Bánh chưng
  • Trầu cau
  • Một chiếc mũ chuồn hàng mã

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời nên đặt hướng Bắc (cúng Thượng đế) hoặc hướng Đông (cúng Thiên tử). NHỚ thực hiện cúng giao thừa ngoài trời trước nhé.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì
Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì

Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời

Để mâm cúng giao thừa ngoài đúng ý nghĩa, chủ nhà cần xác định vị trí cần đặt bàn.

Bước 1: Nếu cửa nhà có hướng Bắc hoặc hướng Đông thì nên ưu tiên. Trường hợp cửa nhà hướng Nam, Tây thì đặt sao cho hợp hướng cửa nhà. Để xác định phương hướng chính xác, nên tải ứng dụng la bàn phong thuỷ trên điện thoại thông minh.

Bước 2: Chuẩn bị bàn tròn hoặc dài (tuỳ điều kiện mỗi gia đình), sau đó là trải vải sạch hoặc lớp bạt chuyên phục vụ thờ cúng.

Bước 3: Sắp xếp mâm lễ theo gợi ý như sau:

  • Đặt đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm, sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh.
  • Đặt rượu ở phía trước mâm lễ.
  • Nước ngọt, bia đặt bên cạnh phía tay trái mâm lễ.
  • Đèn/nến đặt ở phía bên phải mâm lễ.
  • Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn bên cạnh mâm hoặc phía sau mâm lễ.
  • Hương thắp cháy rồi đặt xuống mâm (hoặc bạn có thể cắm vào chén muối/gạo đều được).
  • Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.
  • Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.
  • Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
  • Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.
  • Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.

Trên đây là hướng dẫn sắp xếp lễ vật sao cho gọn gàng và đẹp mắt. Thực tế còn tuỳ xem gia đình đã chuẩn bị lễ vật gì để có cách bày trí phù hợp.

Có nên cúng giao thừa trong bếp?

Câu trả lời là tuỳ thuộc tấm lòng của gia chủ, bởi vì quan niệm thờ cúng mỗi vùng miền khác nhau. Cũng có gia đình không có niềm tin có vị thần Táo Quân, có quyền không làm mâm cúng giao thừa trong bếp. Vấn đề là đã thờ cúng thì phải có tâm mới được chứng giám nên dù làm mâm cúng trong bếp hay ngoài trời mà không thể hiện thành ý thì không ảnh hưởng gì hết.

Ví dụ: Trong ngôi nhà không có vị trí riêng dành cho việc thờ cúng ông Táo thì chủ nhà có thể chọn góc nhỏ trong bếp để làm mâm cúng, hoặc gom chung bàn thờ cúng giao thừa ngoài trời.

Vậy là, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà đã giúp quý vị bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về lễ vật mâm cúng ngoài trời, trong nhà. Hai mâm cúng có ý nghĩa khác nhau nên thành phần lễ vật sẽ thay đổi. Dù sắm lễ như thế nào thì trên đây là danh sách lễ vật cần có mà quý vị nên ghi chép lại vào sổ tay nhé. Ngoài ra, nếu quý vị đang tìm đến dịch vụ đặt mâm cúng theo nhu cầu thì cầm điện thoại lên và lưu số 1900 3010 – Dich vụ Đồ Cúng Việt tại Biên Hoà. CẦN LÀ ALO, đảm bảo quý khách hài lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *