Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Không cúng có sao không?

Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Không giao thừa có sao không?… Đó là các câu hỏi được nhiều người quan tâm về truyền thống thờ cúng giao thừa dịp tết. Đây là thời khắc thiêng liêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới với mỗi gia đình. Đồng thời còn là cảm ơn thần linh và mời ông bà tổ tiên về sum họp cùng gia đình.

Với những giá trị vô cùng ý nghĩa này, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà chia sẻ và giải đáp đến quý bạn đọc hiểu thêm lễ cúng giao thừa, cũng như là gợi ý câu trả lời cho câu hỏi đầu bài.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ
Cúng giao thừa lúc mấy giờ

Contents

Phong tục cúng giao thừa

Theo quan niệm dân gian, vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới. Mọi điều xấu, rủi ro sẽ chôn vùi cùng năm cũ. Chào đón năm mới thật an lành, nhiều sức khoẻ, gia đình bình an và thịnh vượng. Vạn vật từ đó mà bừng lên sức sống mới, nguồn năng lượng mới để sẵn sàng đón nhận những thử thách mới. Thế nên, ngày xưa ông rất coi trọng vào ngày lễ này.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ?

Từ bao đời nay, cúng giao thừa là để đưa tiễn vị quan Hành Khiển năm cũ về trời và chào đón vị Hành Khiển mới. Đồng thời còn cảm ơn sự che chở từ thần linh và gia tiên để gia đình được an toàn, hạnh phúc. Bên cạnh đó, ngày cúng giao thời là khoảnh khắc mời các ông bà, người thân đã khuất trong nhà đoàn tụ gia đình.

Vì vậy vào khoảnh khắc giờ Tý (12 giờ đêm tháng Chạp hoặc 0 giờ sáng mồng tháng Giêng), quan Hành Khiển mới sẽ sớm đến tiếp nhận bàn giờ. Trên đường đi, ngài sẽ di ngang trước cửa nhà để chứng giám mâm cúng cho gia chủ.

Không cúng giao thừa có sao không?

Là một quốc gia chiếm hơn 80% dân số có tín ngưỡng tâm linh. Do đó nếu gia chủ không tin vào việc có vị Hành Khiển cai quản thì có thể không cúng. Nhưng một nghi thức cúng giao thừa chứa nhiều ý nghĩa dưới nhiều góc nhìn khác nhau nên việc không cúng chủ nhà sẽ bị:

  • Thần linh và tổ tiên không chứng giám.
  • Năm mới cũng không được phù hợp những điều may mắn.
  • Phá vỡ phong tục thờ cúng dân tộc.
  • Làm mất đi nét đẹp truyền thống tín ngưỡng ông cha xưa.

>>Xem thêm<<: Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Không cúng giao thừa có sao không
Không cúng giao thừa có sao không

Lễ vật cúng giao thừa

Để nghi lễ cúng giao thừa trọn vẹn bạn cần lưu ý:

  • Quan điểm tâm linh mỗi vùng miền mỗi khác, mỗi gia đình cũng khác nhau. Vì vậy lễ vật chuẩn bị từ tấm lòng gia chủ.
  • Chia làm 2 mâm cúng khác nhau: mâm cúng thần linh ngoài trời và mâm cúng gia tiên trong nhà.
  • Ưu tiên cúng giao thừa ngoài trời trước, mới tới mâm cúng giao thừa trong nhà.
  • 2 mâm có 2 bài văn khấn khác nhau hoàn toàn. Do đó nên in riêng mỗi mâm một tờ riêng cho việc đọc bài khấn.

Đặc biệt, lễ vật cơ bản thì miền nào cũng phải có và sắp xếp đầy đủ trên mâm cúng. Đầu tiên là lễ vật cơ bản mâm cúng ngoài trời:

  • Hương nhang.
  • Các loại hoa quả.
  • Hoa tươi.
  • Nến hoặc đèn dầu.
  • Trầu cau.
  • Gà trống luộc (hoặc thủ lợn luộc).
  • Xôi.
  • Bánh chưng (hoặc bánh tét).
  • Rượu (rượu trắng hoặc rượu vang đỏ).
  • Một số món ăn truyền thống ngày Tết khác (tùy chọn).

Lễ vật trưng bày mâm cúng giao thừa trong nhà thường là đồ ăn mặn ngày tết: bánh chưng (bánh tét), giò chả, xôi gấc, thịt gà luộc, hương, hoa, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia (hoặc thêm các loại đồ uống khác), các món ăn mặn ngày Tết khác.

Lễ vật cúng giao thừa
Lễ vật cúng giao thừa

Ý nghĩa gạo muối trong mâm cúng giao thừa

Theo quan niệm xưa, gạo muối được xem là thứ hữu hiệu để xua đuổi ma quỷ, đón chờ những điều tốt đẹp trong năm mới. Trong ngày cúng giao thừa, gạo và muói có ý nghĩa:

  • Tưởng nhớ bậc cha ông đã khai sinh ra nền văn minh lúa nước. Hành động rải gạo sau khi cúng tưởng nhớ việc gieo trồng lúa.
  • Gạo, muối là hai loại thực phẩm gắn liền với đời sống con người hàng ngày.
  • Các vong linh chưa đầu thai vẫn còn vương vấn ở trần gian. Rải gạo là muốn chúng sinh được no đủ và muối là xua tuổi các vong đi.

Cúng giao thừa xong làm gì?

Tuỳ theo quan niệm mỗi gia đình, có người thì cho rằng nghi thức sẽ xong sau khi nhang tàn. Như vậy, chúng tôi sẽ liệt kê quy trình các bước cần thực hiện trong ngày cúng giao thừa để biết được cần làm gì:

  • Bước 1: Xác định ngày giao thừa là 30 tháng chạp hay 29 tháng chạp (Năm thiếu).
  • Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cần thiết và trưng bày lên mâm cúng.
  • Bước 3: Người đại diện ăn mặc lịch sự khấn vái 3 lạy trước, thắp hương ngoài bàn hương trước rồi đọc bài khấn, xá 3 xá. Cũng tương tự nhưng thực hiện trong mâm cúng giao thừa trong nhà.
  • Bước 4: Khi đã nhang cháy còn 1/3, làm nghi thức hoá vàng đồng thời là hoá luôn bài khấn in sẵn ra giấy.
  • Bước 5: Rải gạo, muối xung quanh nhà. Sau đó là hạ lễ vật xuống.

Như vậy, với chủ đề ‘cúng giao thừa lúc mấy giờ’, Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà đã giúp quý vị có thêm kiến thức về lễ cúng giao thừa. Ngoài ra còn cung cấp đáp án cho câu hỏi đầu bài viết giúp quý khách tự tin hơn trong mâm cúng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói theo nhu cầu. Chỉ cần lưu số hotline vào danh bạ và ALO 1900 3010 – đảm bảo quý khách hài lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *