[Gợi ý A-Z]: 5 loại trái cây cúng động thổ nên biết

5 loại trái cây cúng động thổ sẽ tạo nên ý nghĩa đặc biệt trong lễ cúng, tuỳ thuộc vào văn hoá vùng miền mà các loại trái cây được bày lên mâm sẽ thể hiện tấm lòng khác nhau của gia chủ. Nét văn hoá sử dụng trái cây cúng lễ động thổ như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà theo dõi bài viết sau đây.

Contents

Cúng động thổ là gì? Ý nghĩa cúng động thổ

Dịch theo nghĩa Hán – Việt, động thổ là đụng chạm đất. Vậy tại sao phải cúng động thổ? Khi nào nên cúng?

Theo như quan niệm dân gian, ‘đất có thổ công, sông có hà bá’ nghĩa là mọi mảnh đất hay những gì liên quan đến đất đều trong phạm vị cai quản của thần linh, cụ thể là thổ địa. Mỗi việc làm có liên quan đến đất như sở hữu ngôi nhà mà, xây nhà, sửa nhà, động thổ,… đều cần xin phép ngài.

Cúng động thổ là nghi thức cúng trong giai đoạn mở đầu thi công dự án như xây nhà, xây cao ốc và được tiến hành trước khi khởi công xây dựng. Xét về mặt ý nghĩa lễ cúng động thổ có nhiều giá trị trên nhiều góc nhìn khác nhau:

  • Với thần linh, đây là buổi lễ cầu xin cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi; đồng thời cũng nhờ các ngài xua đuổi tà ma.
  • Với các vong hồn, mảnh đất trống hay ngôi nhà hoang sẽ là nơi lý tưởng cho các linh hồn ẩn trú. Do đó lễ cúng là như cảnh báo các vong linh rằng nơi đây đã có sự sinh sống của người dời, mời các vong đừng đến đây nữa.
  • Với ông bà gia tiên, đây là sự thông báo và cầu xin được che chở khỏi nhiều rủi ro.
  • Với chủ nhà hoặc người đứng đầu thì nghi lễ cũng là dịp cầu xin được phù hộ cho gia đình được may mắn, thuận lợi. Đặc biệt là tạo được tâm lý vũng tin.
  • Và với đơn vị thi công, đây là sự cầu mong cho công trình sớm được triển khai và gặt hái nhiều thành công.
cúng động thổ là gì
cúng động thổ là gì

Mâm lễ cúng động thổ gồm những gì?

Mỗi địa phương sẽ đi kèm với quan niệm tính ngưỡng tâm linh riêng, vì thế về lễ vật cúng cũng có vài điểm thay đổi. Tuy nhiên, lễ vật cần phải có cho mâm cúng động thổ sẽ giống với gợi ý sau đây:

  • Một con gà luộc (phải là gà trống)
  • Một bộ tam sên(1 quả trứng vịt hoặc gà + một miếng thịt lợn + 3 con tôm hoặc 1 con cua)
  • 5 chén chè (chè đậu trắng hoặc chè trôi nước)
  • 5 dĩa xôi (xôi gấc hoặc xôi lá dứa)
  • 3 trái cau
  • 5 lá trầu + 1 muỗng vôi ăn trầu và bỗi thuốc lá
  • 1 dĩa bánh kẹo
  • 1 chén gạo
  • 1 chén muối
  • 3 ly rượu
  • 3 ly nước
  • 1 ly trà lớn ( hoặc rót ra 3 ly giống rượu và nước)
  • 2 ly đèn cầy
  • 1 bó nhang
  • 1 bộ giấy cúng động thổ, khởi công
  • 1 bình hoa (hoa cúc hoặc hoa đồng tiền hoặc hoa lay ơn)
  • 1 mâm trái cây cúng động thổ

>>Có thể bạn chưa biết<<: Lễ cúng đổ móng nhà, cách cúng chuẩn tâm linh

Mâm lễ cúng động thổ gồm những gì
Mâm lễ cúng động thổ gồm những gì

5 loại trái cây cúng động thổ

Như quý vị cũng biết rằng, trái cây là một phần không thể thiếu trong mâm cúng dâng hiến thần linh và ông bà tổ tiên. Một mâm trái cây với đa dạng màu sắc và tên gọi thể hiện đầy đủ thành ý của người thờ cúng. Và gia chủ hay người đứng đầu tổ chức cũng nên hiểu ý nghĩa các loại trái cây trên mâm cúng.

Nếu nói cách trưng bày mâm cúng trái cây, phải xét đặc trưng theo vùng miền.

  • Người miền Bắc thì sử dụng các loại quả theo nguyên tắc ngũ hành: Kim – Thuỷ – Mộc – Hoả – Thổ tương ứng với các màu sau: Đen –  Xanh – Đỏ – Trắng – Vàng. Do đó, số lượng trái cây có thể nhiều nhưng cũng chỉ có 5 loại quả. Ngoài ra, họ còn dùng 5 loại quả tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn: Phúc – Quý – Thọ – Khang – Ninh.
  • Với người miền Trung: số loại trái cây cần dâng lễ cũng chỉ là 5 nhưng thường sẽ ưu tiên các loại trái cây đặc sản vùng miền.
  • Người miền Nam có quan niệm dâng mâm cúng trái cây khác với hai miền trên, họ sẽ ưu tiên phát âm và tên các loại trái cây tạo nên câu có ý nghĩa. Ví dụ, trái chuối sẽ đọc thành ‘chúi’ và không sử dụng chuối để thờ cúng; các loại trái cây: mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài ghép lại thành câu ‘Cầu dừa đủ xài’.
5 loại trái cây cúng động thổ
5 loại trái cây cúng động thổ

Ý nghĩa từng loại trái cây cúng động thổ

Ngoài ra, dưới đây là danh sách các loại trái phổ biển nhất, được ưa chuộng trong các mâm lễ cúng.

  • Chuối: (Đông Phương): Tượng trưng cho sự ổn định vững chắc giống nải chuối – đại diện cho hành Mộc.
  • Bưởi (Trung Dương): Có màu tương ứng với màu bạc, của cải, sự hoàn kim và vì cũng loại quả tròn nên tương trưng cho khát vọng bình an của gia chủ – đại diện cho hành Kim.
  • Của cải, sự hoàn kim hồng đỏ Nam Phương đại diện cho nhiều may mắn trong công việc làm ăn – đại diện cho hành Hỏa.
  • Mận tím, hồng xiêm hoặc các loại quả có màu sậm (Bắc Phương): có màu tương ứng với sự tương sinh, phát triển – đại diện cho hành Thổ.
  • Lê trắng (Tây Phương): Biểu trưng cho sự hành thông, thuận lợi mọi việc – đại diện cho hành Thủy.

Cúng động thổ nên lưu ý điều gì?

Để có nghi lễ cúng động thổ thật trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa, quý vị nên chú ý những điều sau:

  • Xem ngày và giờ thích hợp để tiến hành lễ cúng động thổ.
  • Mâm cúng nên được trình bày sao cho hài hoà cân cúng.
  • Không sử dụng trái cây, hoa giả.
  • Ưu tiên sử dụng hoa quả tươi nhưng tránh để bị hư hỏng vào ngày cúng.
  • Khổng nên sắm trái cây có hình dạng nhọn, mùi quá nồng hoặc vị quá cay.

Đấy là những gì thiết thực nhất để quý vị có thể thực hiện mâm cúng động thổ. Qua các nội dung mà Dịch Vụ Đồ Cúng Biên Hoà trình bày cũng đã cho các bạn thấy, chuẩn bị mâm cúng cũng tốn thời gian. Trong trường hợp quý khách là người bận rộn, hãy tìm đến dịch vụ đặt mâm cúng động thổ theo nhu cầu của chúng tôi bằng cách, cầm điện thoại lên và ALO 1900 3010 – đảm bảo quý khách hài lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *