[Chuẩn] Cách Cúng Ông Công Ông Táo ở 3 miền Bắc, Trung, Nam!

Khi đọc được bài viết này của dịch vụ đồ cúng Biên Hòa, chắc hẳn quý bạn đọc đang loay hoay trong việc tìm hiểu cách cúng Ông Công Ông Táo ở 3 miền Bắc, Trung, Nam hoặc không biết lựa chọn đơn vị dịch vụ đồ cúng nào uy tín. Cúng Ông Công Ông Táo là lễ cúng truyền thống được lưu truyền và phát triển qua từng thế hệ.

Dù bạn đến với chúng tôi bởi điều gì đi chăng nữa thì cũng đừng quá lo lắng. Chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp những điều này một cách chi tiết và cụ thể nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Đồ cúng Biên Hòa – Chuyên dịch vụ mâm cúng online theo đúng yêu cầu của quý khách hàng tại Biên Hòa, Đồng Nai, Bình Dương và các khu vực lân cận. Dựa trên những yêu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ có những gói mâm cúng phù hợp và đúng yêu cầu.

Ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo 23 tháng Chạp
Ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo 23 tháng Chạp

Contents

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo

Theo như tìm hiểu, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông – một bà, là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Từ xa xưa, ông bà ta đã quan niệm:

→ Ông Táo (hay còn gọi là Táo Quân) là vị thần cai quản mọi hoạt động diễn ra trong gia đình, là vị thần giúp gia đình giữ bếp lửa trong gia đình luôn được nồng ấm và hạnh phúc. Vì vậy, tục cúng Ông Táo vào dịp cuối năm (lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng) mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, hạnh phúc và no đủ.

→ Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Do vậy, ông bà ta thường làm lễ tiễn Ông Công Ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, những điều không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.

Cách cúng Ông Công Ông Táo ở miền Bắc, Trung và Nam
Cách cúng Ông Công Ông Táo ở miền Bắc, Trung và Nam

Cách cúng Ông Công Ông Táo ở miền Bắc, Trung và Nam có gì khác nhau?

Theo truyền thống của người Việt, hằng năm, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng.

Cùng nằm trên dải đất hình chữ S tươi đẹp, tuy nhiên mỗi vùng miền sẽ có những nét văn hóa và truyền thống tín ngưỡng khác nhau. Điều này cũng ít nhiều thể hiện qua lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam. Cụ thể:

Đối với miền Bắc:

→ Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, các gia đình phần lớn đều chuẩn bị mâm cỗ làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa ngày 23.

→ Cá chép vàng là lễ vật tuyệt đối không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo. Người Bắc quan niệm rằng: Cá chép vàng sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.

Phong tục thả cá chép vàng
Phong tục thả cá chép vàng

Đối với miền Trung:

→ Người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật.

→ Có thể nói rằng so với miền Bắc và miền Nam, lễ cúng Ông Công Ông Táo của người miền Trung là cầu kỳ nhất. Cụ thể:

  • Trước khi cúng: Thay mới bên trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất cho lễ cúng.
  • Sau khi cúng: Gia chủ sẽ tiến hành tiễn tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung khỏi bàn thờ và đưa tới các am miếu ở đầu xóm hoặc ở dưới các gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đến là rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ để bắt đầu năm mới. (Tham khảo nguồn tài liệu từ Internet)

Đối với miền Nam:

→ Các gia đình thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp.

→ “Cò bay, ngựa chạy” là hình giấy hình con cò và con ngựa, mang ý nghĩa mong muốn Táo về chầu trời nhanh hơn.

→ Ngoài những lễ vật cơ bản, người miền Nam còn cúng thêm đĩa đậu phộng và kẹo vừng đen… Đặc biệt, cá lóc nướng là món không thể thiếu.

"Cò bay ngựa chạy"
“Cò bay ngựa chạy”

Nội dung bài cúng Ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Thông thường, khi quý khách đặt mâm cúng online tại đồ cúng Biên Hòa thì chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn nội dung bài cúng đi kèm với lễ vật. Trong trường hợp, nếu gia đình tự chuẩn bị lễ cúng thì nên in nội dung bài cúng ra khổ giấy A4 để thuận tiện cho việc thực hiện lễ cúng, trọn vẹn ý nghĩa.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, kính lạy mười phương Chư Phật,Kính lạy Chư Phật mười phương.

Con Lạy ngài Đông trù Tư mệnh,Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương con xin thành tâm kính bái.

Chúng con xin kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phúc lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Gia chủ con lễ bạc tâm thành kính lễ cầu xin mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! 

Mâm cúng ông Táo gồm những gì?

Tùy theo vùng miền và truyền thống tín ngưỡng của từng gia đình, việc chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng ít nhiều sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, mâm cúng Ông Táo cũng sẽ có những lễ vật cơ bản sau:

  • Trái cây ngũ quả
  • Hoa cúc
  • 1 Chè đậu trắng 500g
  • 1 Xôi gấc 500g
  • Giấy cúng Ông Táo
  • Hài, mũ, áo:
  • Trầu cau
  • Bánh chưng
  • Chả lụa
  • Trà
  • Rượu
  • Muối
  • Gạo
  • 1 Con gà trống luộc chéo cánh
  • Thịt luộc

Qúy gia chủ có thể tự tìm hiểu và tự chuẩn bị hoặc có thể đặt mâm cúng Ông Táo online theo đúng yêu cầu. Tại đồ cúng Biên Hòa, chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn và nhận đặt mâm cúng trọn gói.

Theo truyền thống, chúng ta làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân đều được.

Mâm cúng Ông Công Ông Táo ở miền Bắc, Trung, Nam
Mâm cúng Ông Công Ông Táo ở miền Bắc, Trung, Nam

Nên đặt mâm cúng Ông Công Ông Táo ở đâu chuẩn vùng miền Bắc, Trung, Nam?

Mỗi loại hình dịch vụ ra đời điều giải quyết những khó khăn mà quý khách hàng đang gặp phải. Ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hòa,… việc đặt mâm cúng online trở nên khá phổ biến.

Với 4 năm hoạt động trong mảng dịch vụ mâm cúng online, đồ cúng Biên Hòa đã khẳng định được sự uy tín và tin tưởng của mình trong lòng khách hàng. Một trong những minh chứng cụ thể nhất là số lượng đơn hàng mâm cúng tăng điều qua các năm.

Ngoài mâm cúng Ông Công Ông Táo, chúng tôi còn cung cấp mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, động thổ, khai trương,…

Đồ Cúng Biên Hòa không chỉ bán hàng, chúng tôi còn trao gửi sự yêu thương!

Dưới đây là một số hình ảnh mâm cúng Ông Công Ông Táo được khách hàng yêu thích nhất:

KẾT LUẬN:

Dịch vụ đồ cúng Biên Hòa hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc của mình về cách cúng Ông Công Ông Táo ở 3 miền Bắc, Trung, Nam một cách chi tiết nhất. Mỗi vùng miền sẽ có những nét văn hóa riêng. Do vậy về cách cúng và chuẩn bị lễ vật ít nhiều cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cách chúng ta bày tỏ được lòng thành của mình.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương, động thổ,… thì có thể liên hệ qua hotline: 19003010 hoặc Fanpage để được hỗ trợ và tư vấn gói cúng cho phù hợp.

>>> Xem thêm: [A-Z] Mâm cúng ông táo gồm những gì? Cúng ông Táo ngày nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *